Vì sao nghệ thuật khỏa thân vẫn hấp dẫn qua bao thế kỷ?

(ĐTTCO) - Hình thể khỏa thân là một trong những chủ đề lớn của nghệ thuật. Nó xuất hiện trong hầu hết dấu ấn văn hóa qua các thời kỳ từ trường phái lập thể đến trường phái ấn tượng trừu tượng…

Theo sử gia nghệ thuật Kenneth Clarke thì khỏa thân là hình ảnh của cơ thể được thoải mái lột bỏ quần áo, còn trần truồng là một cơ thể bị xâm phạm và tước đi mọi thứ trên người. Sự tự nguyện trong biểu cảm là cách phân biệt giữa hai khái niệm này.

Theo BBC, khoảng 100 bức khỏa thân trong bộ sưu tập của Henry Tate được chụp từ bản vẽ, điêu khắc, nhiếp ảnh đến mẫu in… cuối thế kỷ XVII đến nay vừa được giới thiệu tại triển lãm Nude ở Art Gallery of New South Wales (Sydney) tháng 11-2016.

Justin Paton - một nhà quản lý nghệ thuật đã nói với BBC rằng loại hình khỏa thân mê hoặc công chúng vì những lý do sâu sắc nhưng đơn giản: “Mỗi người đều có một cơ thể và họ luôn bị hấp lực bởi trạng thái khỏa thân của người khác”.

“Biểu cảm và hình thái của mỗi con người trong các bức tranh là lý luận thuyết phục nhất để xem tranh khỏa thân như một chủ đề trong nghệ thuật” Paton nói.

Bức The Temptation của William Strang (1899).

Nhắc đến khỏa thân, đa số thường hình dung đến các hình ảnh cổ điển về những vị anh hùng, hay những pho tượng… từng thống trị nghệ thuật ở thế kỷ XIX. Nhưng cơ bản ảnh khỏa thân là loại hình luôn thay đổi.

“Nhìn chung các bức chân dung đương đại khác xa thời Victoria, dù có vài điểm chung” - Paton tiếp lời.

Bức The Temptation vẽ Adam và Eve của William Strang cuối thế kỷ 19 đưa chúng ta quay lại thời điểm quan trọng của văn hóa phương Tây mà theo Justin Paton, sự phấn khích ẩn giấu sau lớp quần áo bị gỡ bỏ là yếu tố thứ hai mê hoặc người xem.

Tuy nhiên một trong những vụ tranh cãi đáng nhớ là tác phẩm The Knight Errant với hình ảnh một phụ nữ trần truồng bị giam cầm bởi tay kỵ sỹ với bộ áo giáp che kín người.

“Bức tranh quá thật, như thể họa sĩ đứng trước cơ thể của một phụ nữ…” Paton cho biết.

Một số bức tranh với các nhân vật cổ điển như Psyche hay Venus được chấp nhận là nghệ thuật, không cần soi mói sức sống hay hơi thở nhân bản bên trong.

Trong thế kỷ 20, người ta vẫn nhìn nhận nghệ thuật khỏa thân thường lấy cảnh nội, chủ yếu như trong phòng ngủ hay trong xưởng vẽ…

Bức The Knight Errant của Sir John Everett Millais (1870).

Duy có bức Seated Nude - The Black Hat của Philip Wilson Steer vẽ một phụ nữ khỏa thân nhưng vẫn đội mũ là bị đánh giá gợi dục, và cấm lưu hành trong suốt những năm 40 đến nay.

Trong khi đó, bức tượng The Kiss lại trở thành tuyệt tác của sự lãng mạn, được Paton lý giải ở cách tạo hình: “Nụ hôn riêng tư và thân mật, dù được ẩn đi nhưng tư thế của đôi tay và hình thể đã nói lên tất cả”.

Với sự ra đời của chủ nghĩa nữ quyền, cuối thế kỷ 20, nhiều nữ họa sĩ chuyển hướng sang thể hiện chủ đề khỏa thân nam giới và bức tranh Paul Rosano Reclining đã được tạp chí Úc Cleo đăng tải cùng năm, đồng thời cho rằng đây là tác phẩm mang ý nghĩa quan trọng trong nghệ thuật khỏa thân.

Tác giả Sylvia Sleigh nói rằng bà muốn vẽ người đàn ông gợi cảm cho phụ nữ xem nhưng bức tranh lại khá dịu dàng, tình cảm…

“Điều đó ám chỉ Sleigh và người đàn ông trong tranh - nhạc công Paul Rosano - có mối quan hệ từ trước” lời của Paton.

Một tác giả nữa là Guerrilla Girls có một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất trong lịch sử nghệ thuật, đó là hình ảnh một phụ nữ khỏa thân nhưng mang khuôn mặt đáng sợ.

Bức tượng The Kiss của Auguste Rodin (1901-04).

Bức tranh nhằm phản đối chủ đề phụ nữ khỏa thân trong nghệ thuật và được dán bên hông xe bus nhưng sau đó đã bị gỡ bỏ vì quá khiêu khích.

Hoặc bằng bột màu và bút chì, tác phẩm trên giấy của Louise Bourgeois cho thấy sự ẩn chứa sâu bên trong của khỏa thân nghệ thuật. Màu đỏ hồng chủ đạo gợi ý từ máu, sữa mẹ… trong khi màu xanh đại diện cho nhựa sống của người đàn ông. Bức tranh ám chỉ cách sinh sôi và tồn tại của con người.

Như đã nói, càng về sau nghệ thuật khỏa thân càng mô phỏng và tự do hơn. Như tác phẩm điêu khắc của Ron Mueck mô tả một người đàn ông trong tư thế và biểu cảm bất an. “Nó chẳng có gì ẩn dấu đằng sau, Wild Man như là cá thể trần trụi bình thường”.

Các nghệ sỹ và tác phẩm sau này bắt đầu đưa người xem tới khái niệm cái tôi cá nhân khi chứng kiến các hình thức khỏa thân vì đơn giản ngày nay, người ta có thể nhìn thấy các cơ thể không áo quần ở mọi nơi nhưng “chẳng có gì che giấu như Ron Mueck mới khác biệt”.

Tuổi trẻ

Nguồn SGĐT: http://www.saigondautu.com.vn/pages/20161202/vi-sao-nghe-thuat-khoa-than-van-hap-dan-qua-bao-the-ky.aspx