Vị thế Thủ đô ngày càng được nâng cao

KTĐT - Triển lãm thành tựu kinh tế - văn hóa - xã hội của Thủ đô 60 năm xây dựng và phát triển đã giúp người dân có được cái nhìn khái quát về những thành tựu mà Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Hà Nội nói riêng và Nhân dân cả nước nói chung đóng góp qua chặng đường 60 năm xây dựng và phát triển Thủ đô.

Triển lãm do Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ TP Hà Nội tổ chức ngày 4/10 tại Bảo tàng Hà Nội. Đến dự lễ khai mạc có Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam; Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng; Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thế Thảo; Chủ tịch HĐND TP Ngô Thị Doãn Thanh.
Ghi nhận những bước phát triển
Ngày 10/10/1954, sau 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, Hà Nội đã được giải phóng, mở đầu thời kỳ xây dựng CNXH ở miền Bắc, đấu tranh để giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Trong những

Triển lãm với quy mô gần 4.000m2, giới thiệu quá trình phát triển Thủ đô, gồm 3 giai đoạn 1954 - 1975; 1975 - 1986 và 1986 - 2014, nêu bật khái quát về Thủ đô Hà Nội qua 60 năm xây dựng và phát triển.

năm đầu giải phóng khi mới tiếp quản, toàn TP chỉ có 9 xí nghiệp công nghiệp quốc doanh với 7.000 công nhân làm việc trong lĩnh vực công cộng…
Sau 60 năm, đến nay, Hà Nội có khoảng 100.000 DN, cơ sở sản xuất qua đó tạo việc làm cho hơn 700.000 lao động. Kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp thế mạnh của Hà Nội như dệt may, điện tử, thủ công mỹ nghệ luôn đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD/năm, qua đó đưa kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội giai đoạn 2008 - 2014 đạt bình quân 9 tỷ USD/năm, tăng trưởng bình quân 15,25%/năm. Ông Nguyễn Duy Khương ở 83 Nguyễn Lương Bằng, nguyên công nhân Nhà máy Cơ khí Mai Động tâm sự: Gian hàng trưng bày sản phẩm của Nhà máy xe đạp Thống Nhất không chỉ có những mẫu mã mới mà còn có những sản phẩm được sản xuất từ những năm 60 của thế kỷ trước, nhờ đó tôi hình dung được sự lớn mạnh của ngành sản xuất xe đạp Việt Nam.

Các đồng chí lãnh đạo TP Hà Nội thăm gian trưng bày tại Triển lãm. Ảnh: Anh Quý

Cùng với ngành công nghiệp, ngành thương mại Thủ đô cũng đã đưa Hà Nội trở thành trung tâm lưu chuyển hàng hóa lớn của cả nước. Quá trình phát triển cho thấy, từ ngày tiếp quản Thủ đô đến nay, ngành thương nghiệp góp phần không nhỏ trong việc phát triển thị trường, ổn định giá những mặt hàng thiết yếu phục vụ nhân dân, đảm bảo cung cấp đủ hàng hóa cho người dân, đẩy mạnh lưu thông, quản lý thị trường,

Tại lễ khai mạc triển lãm, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thế Thảo khẳng định, triển lãm là một hoạt động đặc biệt, không chỉ giới thiệu, quảng bá thành tựu của Thủ đô mà còn thể hiện tình cảm và đạo lý uống nước nhớ nguồn của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Thủ đô với các thế hệ cha, anh đi trước. Triển lãm là tâm nguyện và cũng là nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thủ đô Hà Nội trong việc gìn giữ và phát huy những giá trị văn hiến Thăng Long - Hà Nội...

góp phần đảm bảo đời sống của Nhân dân lao động. Đến nay, hệ thống hạ tầng thương mại được đầu tư phát triển với 25 trung tâm thương mại, 129 siêu thị, 418 chợ và 489 cửa hàng kinh doanh xăng dầu đang hoạt động. Bà Trần Thị Phương Lan - Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết: Hệ thống cơ sở hạ tầng ngành thương mại phát triển nên tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ trung bình giai đoạn 2008 - 2014 đạt hơn 250.000 tỷ đồng/năm, tốc độ tăng trưởng đạt 24,4%/năm.
Vẫn còn nhiều thách thức
60 năm xây dựng và phát triển, kinh tế Hà Nội liên tục tăng trưởng luôn đạt gấp 1,5 lần so với cả nước, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng CNH - HĐH. Từ những thành tựu kinh tế này, Hà Nội đặt mục tiêu chỉ số sản xuất công nghiệp giai đoạn 2016 - 2020 tăng trưởng bình quân 11,32%/năm, từ 2021 - 2030 tăng 10,20%.
Mục tiêu là vậy, nhưng trong quá trình phát triển kinh tế, bên cạnh các cơ hội lớn, Hà Nội cũng đối mặt với nhiều thách thức. Theo TS Vũ Thúy Anh (Viện Nghiên cứu Phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội): Mặc dù Hà Nội đi đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhưng hiệu quả đầu tư còn thấp, chỉ số hệ số hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (ICOR) chậm được cải thiện, tăng trưởng kinh tế chủ yếu theo chiều rộng… Nhiều chuyên gia kinh tế có chung ý kiến: Hiện trong quá trình phát triển kinh tế, nhiều nguồn lực và lợi thế của Hà Nội chưa được doanh nghiệp khai thác và sử dụng có hiệu quả, hội nhập kinh tế quốc tế chưa đáp ứng yêu cầu.
Để vượt qua được những thách thức trong quá trình phát triển, trong thời gian tới cần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường. Thiết lập hệ thống trong toàn nền kinh tế, tạo sự liên kết giữa khoa học - đào tạo - sản xuất kinh doanh qua đó đẩy nhanh quá trình đổi mới sáng tạo.
Vẫn còn không ít những thách thức ở phía trước tuy nhiên, những hình ảnh, số liệu trưng bày tại triển lãm cho thấy, vị thế của Thủ đô ngày càng được nâng cao.

Nguồn KTĐT: http://www.ktdt.vn/chinh-tri/ky-niem-60-nam-ngay-giai-phong-thu-do/2014/10/81027810/vi-the-thu-do-ngay-cang-duoc-nang-cao/