Việc làm của cha mẹ vô tình hại con mỗi ngày mà không ngờ

Việc làm của nhiều cha mẹ đang vô tình hại con mỗi ngày mà không ngờ tới - hãy cẩn thận kẻo hối hận thì quá muộn.

Lợi bất cập hại khi cho trẻ nằm võng

Ảnh hưởng tới hộp sọ

Theo phản xạ tự nhiên, trẻ thường sẽ quẹo đầu về một phía khi nằm trên võng, điều này sẽ vô tình gây ra sự móp méo và lệch hộp sọ về một bên, khiến đầu trẻ trở nên dị dạng. Bên cạnh đó, một số mẹ còn chèn thêm gối với ý nghĩ con nằm êm hơn, điều này vô cùng sai lầm và bé hoàn toàn có thể bị khó thở bị quẹo cổ do gối quá cao. Trong giai đoạn sơ sinh, tốt nhất mẹ nên để bé nằm trên mặt phẳng để cho đầu và lưng thẳng nhằm định hình cột sống.

Ảnh hưởng tới não bộ

Nhiều mẹ cho rằng chiếc võng đung đưa thật thần kì trong việc dỗ dành giấc ngủ bé, giúp bé ngon giấc hơn. Nhưng mẹ không biết rằng, võng lắc mạnh sẽ ảnh hưởng xấu đến não bộ trẻ, do hệ não bộ của em bé sơ sinh còn mềm và chưa cứng cáp như người trưởng thành nên nằm võng rung lắc trong thời gian quá lâu sẽ dễ khiến não bộ bị chấn thương. Và điều này vô cùng nguy hiểm, kéo theo nhiều hệ lụy như trí óc kém tăng trưởng, rối loạn ngôn ngữ, động kinh, giảm nhãn quan...

Ảnh hưởng tới hệ thần kinh

Hầu hết nhiều bậc cha mẹ thường nghĩ rằng đứa trẻ nào cũng thích được nằm võng nhưng không biết rằng có khi chính bé đang bị ép ngủ võng. Trẻ em thường chìm vào giấc ngủ nhanh khi được đưa trên võng là do cơ thể mệt mỏi vì bị rung lắc nhiều nên nhanh chìm vào giấc ngủ. Tuy nhiên, từ sâu trong con vẫn là nỗi sợ hãi, run sợ sự tác động rung lắc của chiếc võng. Chính vì thế tình trạng bé đang ngủ hay bật khóc, tay nắm chặt, quơ quào tìm chỗ bấu víu thường xuyên xảy ra khi các bé ngủ võng. Và tình trạng nếu kéo dài liên tục thì không hề tốt cho não bộ cũng như hệ thần kinh của trẻ.

Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng trẻ em nằm võng sẽ có hệ thần kinh vận động kém linh hoạt hơn. Bên cạnh đó, nằm võng còn làm hạn chế bé tự khám phá các khả năng khác của bản thân như nhoài, lật, trườn, bò...khiến giảm khả năng tiếp thu và nhận thực.

Trẻ em nằm võng thường xuyên máu huyết sẽ kém lưu thuông hơn bình thường. Lí do là tứ chi cùng vùng đầu của trẻ sẽ thường bị vẹo do mặt võng cong, không cố định từ đó gây nên dễ tụ máu cục bộ, khiến cơ bắp và não bộ kém tăng trưởng hơn.

Dùng điện thoại khi gần con

Dùng điện thoại khi đang gần trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ là chuyện được xếp vào dạng "biết rồi, khổ lắm, nói mãi". Nhưng dường như nói mãi mà nhiều bà mẹ, ông bố bỉm sữa chưa thấm, vẫn vô tư một tay ôm con, một tay lướt điện thoại.

Có lẽ hình ảnh bố mẹ hí hoáy lựa góc chụp đứa con bé bỏng vừa chào đời để thông báo đến "cả thế giới" là điều khá quen thuộc. Nhưng liệu khi họ biết rằng hành động đó có thể khiến khả năng phát triển não bộ ở con chậm đến 40%, họ có hối hận chăng? Chưa kể đến việc nếu quên tắt đèn flash trên điện thoại, cường độ ánh sáng quá mạnh sẽ ảnh hưởng cực kì nghiêm trọng khiến thị lực trẻ.

Theo đó, não bộ của trẻ chứa nhiều dung dịch hơn của người lớn, vỏ hộp sọ cũng mỏng hơn nhiều. Do vậy, lượng bức xạ hấp thụ vào trẻ từ điện thoại di động khiến chúng dễ bị tổn hại hơn rất nhiều so với người lớn. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng hơn với trẻ sơ sinh bởi vừa ra đời, trẻ đang từng bước thích nghi với môi trường sống mới và bức xạ từ điện thoại sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến trẻ. Ngoài ra, việc nghe điện thoại cạnh trẻ sơ sinh làm tăng lượng bức xạ. Nghiêm trọng hơn, sạc điện thoại gần nơi trẻ sơ sinh nằm làm bức xạ cao gấp 1.000 lần bình thường, khiến trẻ quấy khóc rất nhiều, đồng thời cũng bị chậm lớn.

Lan Ngọc

Nguồn GĐ&PL: http://giadinhphapluat.vn/viec-lam-cua-cha-me-vo-tinh-hai-con-moi-ngay-ma-khong-ngo-p49101.html