Việt Nam: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư quốc tế

(VnMedia) - Hội nghị thường niên ADB sẽ được chính thức tổ chức vào ngày 3 – 6/5/2011 tại Hà Nội. Đây được xem là cơ hội tốt để Việt Nam khẳng định vị trí của mình trên trường quốc tế, đồng thời giúp quảng bá hình ảnh đất nước, con người, tiềm năng đầu tư phát triển của Việt Nam.

Ông Robert Dawson và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu tại buổi gặp mặt báo chí Sáng nay (28/5), Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp cùng Đoàn công tác của ADB do ông Robert Dawson - Tổng thư ký của ADB làm Trưởng đoàn tổ chức buổi gặp mặt, thông báo một số thông tin cập nhật liên quan đến việc Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị thường niên lần thứ 44 của ADB vào năm 2011. Dự kiến Hội nghị thường niên sắp tới tại Việt Nam sẽ có từ 3.000 - 5.000 đại biểu thuộc 67 quốc gia và vùng lãnh thổ là thành viên của ADB, các tổ chức quốc tế, các định chế tài chính đa biên, các tổ chức phi Chính phủ, giới học giả và doanh nhân từ nhiều nước trên thế giới. Theo thông tin do ADB cung cấp, chi phí tổ chức Hội thảo thường niên của ADB dao động từ 4 - 7 triệu USD, tùy từng điều kiện của mỗi nước đăng cai. Theo thông lệ, kinh phí tổ chức Hội nghị thường niên chủ yếu do nước chủ nhà đảm nhiệm. Mặc dù vậy, đối với việc tổ chức Hội nghị này tại Việt Nam, ADB đã và đang có nhiều hỗ trợ cho phía Việt Nam như đào tạo cán bộ tổ chức, hỗ trợ một phần chi phí, giúp khai thác nguồn tài trợ từ bên ngoài. Cũng trong buổi sáng nay, ông Robert Dawson cũng đã có cuộc hỏi - đáp các phóng viên liên quan đến sự kiện này. Chúng tôi xin trích lược cuộc nói chuyện này đến độc giả. - Xin ông cho biết, tại sao Việt Nam được chọn là nước chủ nhà của Hội nghị thường niên ADB lần thứ 44 vào năm 2011? Có 2 lý do chính để Việt Nam được chọn làm nước chủ nhà của Hội nghị thường niên ADB lần thứ 44. Thứ nhất, ADB đang tăng cường tổ chức Hội nghị thường niên tại các nước thành viên đang phát triển nhận tài trợ. Với xu hướng phát triển hiện nay là đề cao hợp tác nội vùng nội khối, ADB muốn nhấn mạnh đến vai trò, vị trí và tiếng nói của các nước thành viên đang phát triển, qua đó ghi nhận những thành tựa phát triển mà bản thân quốc gia đó thực hiện. Việt Nam là một trong những hội viên sáng lập ADB và luôn là thành viên tích cực, có trách nhiệm của ADB trong nhiều năm qua. Việt Nam cũng là một trong những quốc gia thụ hưởng nhiều tài trợ của tổ chức này và trong hơn 2 thập kỷ qua, đã thu được nhiều thành tựa to lớn về phát triển kinh tế xã hội. Đặc biệt đã thành công trong nỗ lực xóa nghèo và đang trở thành quốc gia có thu nhập trung bình. Thứ 2, Việt Nam là một quốc gia thân thiện, hữu nghị và an toàn, là điểm đến hấp dẫn của nhiều bạn bè, du khách và nhà đầu tư quốc tế trong nhiều năm qua. Việt Nam ngày càng chứng tỏ được vai trò của mình trên các diễn đàn quốc tế song phương, đa phương và có nhiều kinh nghiệm tổ chức đăng cai các sự kiện quốc tế. - Thành phần tham dự Hội nghị thường niên của ADB là những ai? Dự kiến có bao nhiêu khách tham dự? Thành phần tham dự Hội nghị thường niên của ADB sẽ có đầy đủ Ban lãnh đạo của ADB, đại diện của các nước thành viên ADB, các tổ chức kinh tế, tài chính quốc tế, các tổ chức phi chính phủ được lựa chọn, các ngân hàng thương mại và các tổ chức tư nhân. Ngoài ra, trong Hội nghị lần thứ 44 này, ADB và Việt Nam dự kiến sẽ mời đại diện cấp cao (Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng) của các nước phát triển, kể cả các nước không phải là hội viên ADB. - Hội nghị thường niên ADB vào năm 2011 có điểm gì khác biệt so với Hội nghị được tổ chức tại Tashkent mới đây? Tại Hội nghị thường niên ADB lần thứ 43, các nội dùng thảo luận tập trung vào việc đánh giá việc phục hồi của các nền kinh tế sau cuộc khủng hoảng và suy thoái toàn cầu. Còn trong khôn khổ diễn ra Hội nghị ADB lần thứ 44, Hội nghị sẽ tập trung thảo luận các biện pháp để ngăn ngừa các nguy cơ tiềm ẩn ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài về kinh tế và xã hội; thúc đẩy tăng trưởng bền vững và thân thiện với môi trường; các biện phát thức đẩy sự hợp tác khu vực và ứng phó với biến đổi khí hậu. Ngoài ra các bên liên quan sẽ kiểm điểm chương trình hoạt động của ADB trong năm vừa qua trong bối cảnh ADB vừa được tăng vốn thông qua đợt Tăng vốn chung lần thức 5 và bổ sung nguồn vốn ưu đãi ADF. Nhờ việc tăng và bổ sung vốn này, ẠDB mới có thể mở rộng phạm vi hoạt động lên mức kỷ lục 16,1 tỷ USD vào năm ngoái, tức tăng 42% so với năm trước đó. Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) là tổ chức tài chính đa quốc gia, được thành lập năm 1966 với 31 thành viên và có trụ sở chính tại Manila, Philipin. Hiện ADB có 67 nước hội viên gồm 48 nước trong khu vực và 19 nước ngoài khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Minh Hường

Nguồn VnMedia: http://vnmedia.vn/newsdetail.asp?catid=26&newsid=193193