Việt Nam đóng thành công tàu cứu hộ tàu ngầm

Không chỉ đóng các loại tàu hải quân thông thường, nhà máy Z189 Việt Nam còn vươn lên làm chủ công nghệ đóng mới được cả tàu cứu hộ tàu ngầm cho Australia.

Trong những năm qua, các nhà máy đóng tàu thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng (TCCNQP) Việt Nam đã đảm nhiệm đóng mới nhiều con tàu hiện đại phục vụ nhiệm vụ an ninh quốc phòng trên các vùng biển đảo của tổ quốc. Trong đó có nhà máy đóng tàu Z189, từ quy mô nhỏ nhà máy Z189 đã có sự phát triển vượt bậc trở thành nhà máy hiện đại, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế biển Việt Nam và nhiều đối tác khó tính trên thế giới. Một trong những khách hàng của nhà máy có cả Hải quân Australia. Nguồn ảnh QPVN.

Với sự hỗ trợ của các chuyên gia kỹ thuật nước ngoài cụ thể là từ Tập đoàn hàng hải Damen, Hà Lan, nhà máy Z189 đã đóng mới thành công hai tàu cứu hộ tàu ngầm Basent và một tàu huấn luyện máy bay cho Hải quân Australia được bàn giao. Tất cả các tàu hải quân này đều là những lớp tàu có thiết kế phức tạp với hàm lượng kỹ thuật cao. Nguồn ảnh: QPVN.

Vượt qua nhiều khó khăn trong việc chuyển giao và nắm bắt công nghệ những người lính thợ Z189 đã thực sự làm chủ được những công nghệ đóng tàu tiên tiến nhất từ các đối tác nước ngoài. Từng bước vươn lên trở thành một trong những nhà máy đóng tàu hàng đầu của TCCNQP. Nguồn ảnh: QPVN.

Trong ảnh là tàu huấn luyện máy bay MV Sycamore do Nhà máy Z189 đóng mới cho Hải quân Australia, nó có lượng giãn nước 2.400 tấn với thủy thủ đoàn 22 người. Theo dự kiến MV Sycamore sẽ gia nhập Hải quân Australia trong đầu năm 2018. Nguồn ảnh: QPVN.

Còn hai tàu cứu hộ tàu ngầm là các tàu MV Besant và MV Stoker, các tàu này đều được Hải quân Australia đưa vào hoạt động trong thời gian gần đây. Nguồn ảnh: Naval Today.

Các tàu Besant có lượng giãn nước từ 3.200-3.600 tấn, trong đó tàu MV Besant có chiều dài cơ sở 83m còn MV Stoker là 93m. Cả hai tàu này đều là các tàu cứu hộ tàu ngầm hiện đại nhất của Hải quân Australia, bản thân nước này cũng đang duy trì biên đội tàu ngầm diesel-điện gồm 6 chiếc lớp Collins hoạt động từ giữa năm 1990 cho tới nay. Nguồn ảnh: Dutch Mariner.

Trước Besant, tàu cứu hộ tàu ngầm lớn nhất của Hải quân Australia là tàu Seahorse Standard có lượng giãn nước chỉ hơn 2.000 tấn và có tầm hoạt động khá hạn chế. Do đó tàu Besant đóng vai trò khá đặc biệt trong năng lực tìm kiếm cứu nạn tàu ngầm nói riêng và tìm kiếm cứu nạn trên biển nói chung của Australia. Nguồn ảnh: International Maritime.

Về trang bị cứu hộ, các tàu Besant được trang bị một tay cẩu điều kiển từ xa tải trọng lớn Scorpio SC45 kết hợp với đó là phương tiện lặn cứu hộ LR5 được sử dụng để tiếp cận tàu bị nạn dưới nước. Trong ảnh là LR5 hoạt động trên tàu MV Stoker. Nguồn ảnh: Dutch Mariner.

Hình ảnh bộ đôi Seahorse Standard và MV Besant tại một bến cảng của Hải quân Australia. Nguồn ảnh: Navy Daily

Việc nhà máy Z189 đóng mới thành công tàu cứu hộ tàu ngầm Besant cho Hải quân Australia là một bước tiến lớn trong ngành công nghiệp đòng tàu Việt Nam, tạo tiền đề cho việc trong tương lai Hải quân Việt Nam sẽ có thể sở hữu các tàu cứu hộ hiện đại tương tự như tàu Besant. Nguồn ảnh: Dutch Mariner.

Điều này hoàn toàn có thể khi hiện tại Hải quân Việt Nam đã hoàn tất việc trang bị các tàu ngầm tấn công diesel-điện Kilo, và biên đội tàu ngầm này cần tới các tàu cứu hộ như tàu Besant nhằm hoàn thiện hơn năng lực tác chiến của mình. Nguồn ảnh: infonet.vn.

Nguồn Dân Việt: http://danviet.vn/dong-tay-kim-co/viet-nam-dong-thanh-cong-tau-cuu-ho-tau-ngam-794479.html