Việt Nam trong loạt ảnh khiến thế giới sững sờ

Những hình ảnh khiến thế giới sững sờ dưới đây đã truyền đi những thông điệp ý nghĩa về tình yêu, lòng yêu chuộng hòa bình...

Tâm Anh (theo Oddee)

Ngày 10/6/1963, phóng viên ảnh AP Malcolm Wilde Browne chụp khoảnh khắc hòa thượng Thích Quảng Đức tưới xăng trước khi tự thiêu để phản đối chính quyền Ngô Đình Diệm áp dụng chính sách cai trị cứng rắn và đàn áp Phật giáo tại đường phố Sài Gòn. Đây không chỉ là bức ảnh biểu tượng về Chiến tranh Việt Nam mà còn là một trong những bức ảnh kinh điển trong giới nhiếp ảnh. Bức ảnh khiến thế giới sững sờ về cuộc chiến tranh khốc liệt ở Việt Nam.

Nhiếp ảnh gia Jonathan Bachman của hãng tin Reuters đã chụp được bức ảnh mang tính biểu tượng trong vụ biểu tình ở Mỹ. Theo đó, Bachman chụp được cảnh Ieshia L. Evans, 35 tuổi, điềm tĩnh đứng thẳng người trước 2 cảnh sát trang bị đầy đủ đang áp sát cô. Vào thời điểm đó, cảnh sát bắt giữ hơn 100 người biểu tình trong đó có Ieshia L. Evans tại TP Baton Rouge, bang Louisiana hôm 9/7/2016.

Một bức ảnh "huyền thoại" khác khiến thế giới chấn động đó là hình ảnh Mary Ann Vecchio, 14 tuổi, la hét bên cạnh thi thể của nam sinh Jeffrey Miller, 20 tuổi, sau cuộc biểu tình phản đối chiến tranh tại Đại học Kent ngày 4/5/1970. Sinh viên nhiếp ảnh John Paul Filo, 22 tuổi, đã chụp được bức ảnh này và giành giải Pulitzer.

Bức ảnh đôi nam nữ hôn nhau trong vụ gây rối ở Vancouver (Canada) năm 2011 do nhiếp ảnh gia Richard Lam thực hiện gây xôn xao dư luận thế giới. Trong bức ảnh đó, 2 người trẻ tuổi đang trao nhau nụ hôn như thể không có chuyện gì kinh khủng đang diễn ra. Sau đó, người ta tìm ra danh tính của cặp đôi này. Chàng trai trong ảnh là Scott Jones, 29 tuổi, ở Melbourne và mới sang Vancouver 6 tháng còn người phụ nữ là bạn gái anh Alex Thomas - một công dân Canada.

Bức ảnh chụp người đàn ông Đức duy nhất không chào theo kiểu phát xít - August Landmesser. Trong bức ảnh đó, Landmesser đứng khoanh tay với vẻ mặt cương nghị, trong khi hàng trăm người xung quanh đồng loạt thực hiện động tác giơ tay chào đón Hitler khi tham dự một cuộc tụ họp năm 1936. Landmesser là thành viên trung thành của Đức quốc xã nhưng lại đem lòng yêu Irma Eckler - một phụ nữ Do Thái và sau đó cầu hôn cô năm 1935. Sau khi việc ông đính hôn với một phụ nữ Do thái bị phát hiện, Landmesser bị khai trừ khỏi đảng.

Brian Nguyen sinh viên năm nhất Đại học Davis (California, Mỹ) đã chụp được bức ảnh một nhân viên cảnh sát xịt hơi cay vào những người biểu tình trong phong trào Chiếm lấy Đại học Davis (California) ngay tại khuôn viên của trường ngày 18/11/2011.

Nhiếp ảnh gia Bernie Boston có bức ảnh kinh điển "súng và hoa" được chụp năm 1967. Bức ảnh ghi lại khoảnh khắc một nhóm người biểu tình phản đối chiến tranh ở Việt Nam tại phía trước trụ sở Lầu Năm Góc với các họng súng chĩa vào. Một người biểu tình trẻ tuổi cài hoa lên nòng súng.

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/viet-nam-trong-loat-anh-khien-the-gioi-sung-so-718470.html