Vô tuyến truyền hình sẽ cứu vãn nhân loại

(ĐSCT) Hãy quên đi Twitter và Facebook, Google, Kinlde, và

iGadget. Vô truyến truyền hình vẫn là một phương tiện truyền thông có nhiều ảnh hưởng nhất. Trên thục tế, đối với nhiều địa phương nghèo nhất thế giới, TV, loại phương tiện giải trí truyền thông phổ biến khắp toàn cầu, vẫn là một ước mơ xa tầm tay của họ. Đó là tín hiệu lạc quan, vì cuộc cách mạng truyền hình sẽ giúp cho nhiều gia đình thay đổi một cuộc sống tốt hơn. Minh họa báo Time Trên khắp thế giới, có khoảng 45% hộ đã sở hữu một chiếc TV vào năm 1995; vào năm 2005, con số này lên tới 60%. Riêng ở Mỹ, con số TV còn nhiều hơn số dân cư. Trong năm năm tới, 5 triệu căn hộ ở vùng hạ Sahara Phi châu sẽ sở hữu mỗi nhà một TV. Năm 2005, sau khi phe Taliban triệt thoái, cứ 1 trong 5 người dân Afghanistan có một chiếc TV. Năm 2013, toàn cầu sẽ có thêm 150 triệu nhà có TV, đưa con số TV hiện diện trong các căn hộ lên tới tỉ lệ 2/3. Truyền hình có ảnh hưởng nhiều nhất đối với cuộc sống của phụ nữ. Ở Ấn Độ, theo hai nhà nghiên cứu Robert Jensen và Emily Oster tiết lộ, khi cáp truyền hình được dẫn tới các ngôi làng, các phụ nữ đã có khuynh hướng thích đi chợ mà không cần sự cho phép của chồng họ, đồng thời họ cũng ít mong muốn sinh con trai hơn so với trước kia. Họ thích đích thân đưa ra các quyết định về sức khỏe của con cái, đồng thời không nghĩ rằng đàn ông có quyền hành hung vợ. TV cũng là một phương tiện truyền thông quyền lực đối với phương diện giáo dục dành cho người lớn. Ở bang Gujarat, Ấn Độ, Chitrageet là một chương trình rất phổ thông trong quần chúng, họ xem các clip trình bày các nhạc phẩm của Bollywood và khiêu vũ. Các phim có phụ đề theo ngôn ngữ bang Gujarati. Trong vòng sáu tháng, số người xem tuy chưa nhiều nhưng đã đánh dấu một bước tiến rõ rệt về kỹ năng đọc của quần chúng. Tuy có nhiều chương trình TV có gắn liền bạo lực, không phù hợp với số đông quần chúng, nhưng TV cũng có những đóng góp tích cực vào đời sống của hàng tỷ người trên toàn cầu, kết hợp với sự phổ biến của TV cầm tay, các máy quay video và mạng YouTube giúp nâng cao dân trí và sự dân chủ hóa.

Nguồn CA TP.HCM: http://www.congan.com.vn/?catid=681&id=51899&mod=detnews&p=