Vốn Trung Quốc chảy mạnh vào các nước lân cận

Savills Singapore vừa báo cáo kết quả nghiên cứu về thị trường bất động sản châu Á Thái Bình Dương. Trong đó, nguồn vốn từ Trung Quốc đang ngày càng chứng tỏ sức ảnh hưởng lớn đối với thị trường các nước trong khu vực.

Đánh giá về hoạt động đầu tư xuyên quốc gia trên thị trường châu Á Thái Bình Dương, Savills Singapore cho rằng, khu vực châu Á Thái Bình Dương đang đón một làn sóng thanh khoản mới, xuất phát từ dòng vốn của các tổ chức và các quỹ đầu tư của chính phủ, đồng thời được tăng cường nhờ tiền mặt từ các nguồn cá nhân, các chủ đầu tư trong nước (cụ thể là Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản) hoặc các công ty lớn.

Các nguồn thanh khoản đơn thuần không chỉ xuất phát từ nhu cầu đa dạng hóa danh mục đầu tư, không chỉ trên các quốc gia khác nhau, mà còn trên các loại tài sản và mức độ rủi ro khác nhau. Dòng chảy vốn hai chiều từ đông sang tây/từ tây sang đông bao gồm các cơ hội đầu tư tại địa phương và tìm kiếm các đối tác liên doanh, đòi hỏi đơn vị trung gian chất lượng cao ở cả hai đầu. Hong Kong và Singapore đã dần khẳng định vị trí là điểm đến đầu tư cho dòng vốn từ các quỹ đầu tư châu Á, đặc biệt là các quỹ đầu tư cá nhân.

Hong Kong, Singapore và Trung Quốc là các nhà đầu tư chính trong khu vực từ Quý 1- Quý 3/2016 (Bảng 1). Năm 2017, các quốc gia này sẽ tiếp tục tham gia tích cực, tuy nhiên chúng ta sẽ chứng kiến cả sự xuất hiện của các quốc gia khác như Hàn Quốc, Nhật Bản và có thể cả Ấn Độ.

Thứ Hạng

Điểm xuất phát của vốn

Điếm đến của vốn

Khối lượng giao dịch(triệu đô la Mỹ)

1

Hong Kong

Trung Quốc

24,376

2

Trung Quốc

Hong Kong

4,615

3

Trung Quốc

Úc

3,262

4

Singapore

Trung Quốc

1,833

5

Singapore

Úc

1,327

6

Singapore

Hàn Quốc

683

7

Singapore

Nhật Bản

667

8

Trung Quốc

Nhật Bản

556

9

Hong Kong

Úc

552

10

Nhật Bản

Singapore

465

Bảng 1. Top 10 dòng vốn xuyên quốc gia nội trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương, Q1-Q3 / 2016

Các nước Đông Nám Á có nhiều triển vọng về mặt kinh tế xã hội có tiềm năng thu hút được các khoản đầu tư khá lớn từ nước ngoài. Các nước Malaysia, Indonesia và Philippines trong vòng 5 năm tới được kỳ vọng sẽ tăng trưởng nhanh chóng về mặt kinh tế. Trong khoảng thời gian 2017-2021, GDP bình quân hàng năm của Malaysia và Indonesia được dự báo sẽ tăng lần lượt ở mức 4,84% và 5,8%. Nguồn đầu tư của Trung Quốc năm 2015, chiếm 16% GDP của Malaysia và chiếm 35% GDP của Jakarta” – theo nghiên cứu của Savills Singapore.

Trong năm tới, chúng tôi dự kiến Indonesia sẽ thu hút nhiều hoạt động đầu tư hơn, đặc biệt là từ các quỹ đầu tư chính phủ và các tập đoàn doanh nghiệp lớn. Trong Đông Nam Á, cơ hội phát triển từ các hình thức đầu tư mở rộng hoạt động bằng cách xây dựng cơ sở mới hoặc mua cơ sở hiện có ở nước ngoài, đặc biệt là ở các thị trường như Indonesia, Malaysia, Việt Nam và Myanmar, sẽ được hưởng lợi nhờ nguồn vốn từ các tổ chức này” - ông Benjamin Tan, Giám đốc khu vực, bộ phân Tư vấn Đầu tư của Savills chia sẻ.

Hùng Phạm

Nguồn PNNews: http://phununews.vn/bat-dong-san/von-trung-quoc-chay-manh-vao-cac-nuoc-lan-can-129897/