Vụ bác sĩ làm ngơ, bỏ mặc sống chết của bệnh nhân: Lãnh đạo Bệnh viện nói gì?

Gia đình bệnh nhân Chu Thiên Hào (SN 1956, trú tại tổ dân phố Trung, phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội) vẫn đang bức xúc về thái độ tắc trách, vô cảm trước cái chết đang cận kề của người thân mình.

Sáng 07/7/2016, Phóng viên Pháp luật Plus đã có buổi làm việc với PGS.TS Vũ Xuân Phú - Phó giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương cùng với các bác sỹ Trưởng, phó các khoa của bệnh viện này.

Bệnh viện phổi nói gì khi đọc được đơn thư khiếu nại?

Tại buổi làm việc, PGS.TS Vũ Xuân Phú cho biết: xuất phát từ trang báo mạng của Pháp luật Lus ngày 06/7/2016 có bài phản ánh về trường hợp bệnh nhân Chu Thiên Hào, sinh năm 1956 có con đứng đơn kiến nghị là Chu Thiên Độ sinh năm 1984, phản ánh về dịch vụ khám chữa bệnh của Bệnh viện Phổi Trung ương của chúng tôi. Sau khi thông qua, chúng tôi có đề cập tới các đơn vị được trả lời báo chí để làm rõ nội dung báo nêu.

PGS. TS Vũ Xuân Phú - PGD BV Phổi Trung ương. (ảnh: Phan Tuyền).

Theo lời ông Phú, quan điểm của ngành y tế là hướng đến chăm sóc sức khỏe nhân dân làm sao cho tốt, đảm bảo sự hài lòng của nhân dân, được sự hỗ trợ, chia sẻ từ nhiều phía của Bộ y tế, truyền thông, phương châm là phản ánh đúng sự thật công việc của bệnh viện.

Căn cứ vào lá đơn khiếu nại, có mấy vấn đề chính ông Phú đề nghị các Bác sỹ có thẩm quyền của bệnh viện phải trả lời các yêu cầu sau:

Thứ nhất: Tại sao lấy máu nhiều lần? cụ thể 3 lần? các đồng chí phải trả lời cho rõ.

Thứ hai: Chờ 4 tiếng không được quan tâm, nó thể hiện trong hồ sơ bệnh án, thể hiện sự chăm sóc của bệnh viện.

Thứ ba: Là không được giải thích tình trạng khám bệnh cho gia đình có đúng hay không?

Tại cuộc làm việc, ông Phú đã trực tiếp giao cho đồng chí Phùng Quốc Vượng - Trưởng khoa cấp cứu, người chịu trách nhiệm chuyên môn cao nhất ở khoa này nắm rõ bệnh nhân, bao quát nhất báo cáo toàn bộ sự việc về chuyên môn đối với vụ việc này.

Ban lãnh đạo bệnh viện phổi Trung ương trả lời các câu hỏi trong đơn khiếu nại với phóng viên. (ảnh: Phan Tuyền).

Nguyên nhân lấy máu 3 lần là do dâu?

Ông Phùng Quốc Vượng bày tỏ: Trước hết tôi muốn xin thay mặt khoa, thay mặt cho toàn thể anh em ở cơ quan, tôi xin thông qua các đồng chí nhà báo lời chia buồn sâu sắc nhất tới gia đình ông Hào, bởi vì dù là 4 tiếng nằm ở khoa chúng tôi cũng là bệnh nhân của chúng tôi và chịu trách nhiệm”.

Xin nói lời cảm ơn tới các đồng chí nhà báo, đặc biệt báo Pháp luật Plus đã có sự quan tâm tới khoa tôi nói riêng và Bệnh viện Phổi TW nói chung, khi có các ý kiến và có buổi gặp mặt hôm nay để chúng tôi giải thích một cách trung thực. Tôi đã đọc và đọc rất kĩ , đặc biệt là cái đơn của người nhà bệnh nhân, tôi xin tóm tắt mấy ý kiến gia đình bệnh nhân có thắc mắc.

Theo trình bày của ông Vượng, việc bệnh nhân phải lấy máu 3 lần, cái nếu thực sự bệnh nhân không có vấn đề gì thì các bạn chỉ cần đọc như thế thôi, các bạn cũng thấy thế này thế khác. Lần đầu tiên bệnh nhân vào lúc 7h30 là bao giờ chúng tôi cũng tiếp đón bệnh nhân và làm ngay các xét nghiệm cơ bản, chụp phim, X quang tại giường và bệnh nhân Hào đã được làm các xét nghiệm đó, lần đấy là lần lấy máu đầu tiên.

Khoảng 1 tiếng sau, hơn 8h gì đấy thì kíp trực nhận được cái kết quả của khoa huyết học hiến máu Trung ương, có những cái bất thường rất nặng, tức là tiểu cầu có 8.000. Trong đó, người bình thường của mình là 150 đến 450 nghìn, giảm đến 20 lần bệnh nhân sẽ rất dễ xuất huyết theo đúng quy trình của chuyên môn thì khoa huyết học có yêu cầu chúng tôi, những trường hợp như vậy phải lấy máu lại, xét nghiệm, cho nên chúng tôi phải lấy máu lần thứ 2 và gửi ngay lên khoa xét nghiệm.

Và cũng chỉ một tiếng sau là chúng tôi đã nhận được kết quả cụ thể trên màn hình là tiểu cầu vẫn là 8.000 và khẳng định kết quả đó là đúng thì sau đó chúng tôi thấy tình trạng bệnh nhân nặng như thế, chúng tôi chuyển bệnh nhân từ phòng khám 24h (phòng khám 24h là phòng khám phân loại cấp cứu khi bệnh nhân như thế nào phải báo cáo và chúng tôi cho ngay vào phòng mổ của khoa cấp cứu).

Chính vì rối loạn đông cầm máu như vậy nên chúng tôi tiếp tục phải lấy máu lần thứ 3 để xét nghiệm sinh hóa, xét nghiệm đông cầm máu cơ bản của bệnh nhân. Đấy là lí do chính chúng tôi phải lấy máu 3 lần, còn bình thường chúng tôi chỉ lấy 1 đến 2 lần và rất hiếm có bệnh nhân chúng tôi phải lấy máu 3 lần.

Liệu có mâu thuẫn?

Các bác sỹ đã hội chẩn và đi đến kết luận nguyên nhân: ho ra máu, viêm phổi, xuất huyết giảm tiểu cầu, suy tiền trên bệnh nhân đái tháo đường.

Phía người nhà bệnh nhân thì khẳng định, đại diện gia đình không được các bác sỹ cho biết ông Hào chết vì nguyên nhân cụ thể như thế nào? Còn ông Vượng thì lại khẳng định rằng: Bác Sỹ Lợi là người trực tiếp trả lời và giải thích cho anh Độ nguyên nhân ông chết vì bệnh gì vào ngày 24/6, khi anh Độ quay lại viện thanh toán viện phí.

Pháp Luật Plus sẽ tiếp tục thông tin vụ việc này khi có kết luận về sự việc cuối cùng từ cơ quan chức năng liên quan.

Mộc Miên - Phan Tuyền

Nguồn Pháp Luật Plus: http://www.phapluatplus.vn/vu-bac-si-lam-ngo-bo-mac-song-chet-cua-benh-nhan-lanh-dao-benh-vien-noi-gi-d17957.html