Vũ khí hóa học bị lạm dụng trong CTTG 1 thế nào?

Trong Chiến tranh thế giới 1, nhiều vũ khí hóa học như khí độc mù tạt, Phosgene... được một số nước sử dụng trên chiến trường gây hậu quả kinh hoàng.

Khí độc mù tạt là một vũ khí hóa học nguy hiểm chết người được sử dụng trong Chiến tranh thế giới 1. Những binh sĩ tiếp xúc với vũ khí hóa học này sẽ bị bỏng hóa học trên da, mắt và phổi. Nó có thể cướp đi sinh mạng người tiếp xúc hay khiến nạn nhân tàn tật, gây ung thư hoặc mù vĩnh viễn.

Chiến tranh thế giới 1 ghi nhận một số vũ khí hóa học được sử dụng trên chiến trường gây hậu quả khủng khiếp. Bromide xylyl là một trong số đó. Vũ khí hóa học này gây loét da và gây ngạt.

Trong Chiến tranh thế giới 1, quân đội Đức đã sử dụng bromide xylyl trên quy mô lớn ở Ypres, Bỉ năm 1915.

Kết quả là hàng trăm binh lính Pháp đã tiếp xúc với vũ khí hóa học độc hại trên và thiệt mạng. Những người may mắn sống sót thì hoảng loạn, bỏ chạy tán loạn.

Chất độc Phosgene cũng được sử dụng trong Chiến tranh thế giới 1. Đây là một vũ khí hóa học nguy hiểm bởi nó khiến người tiếp xúc có triệu chứng ho, cảm giác cháy trong cổ họng và chảy nước mắt, xót mắt, thị lực mờ, thở dốc và ói mửa, sau đó khó thở, ho ra chất dịch màu hồng, huyết áp thấp, suy tim.

Theo ước tính, 85% thương vong trong Chiến tranh thế giới 1 là do chất độc Phosgene gây ra.

Cũng trong Chiến tranh thế giới 1, quân đội Đức sử dụng khí độc Clo trên chiến trường lần đầu tiên là ngày 22/4/1915.

Khi ấy, quân Đức đã sử dụng lượng lớn khí clo và tiêu diệt toàn bộ 2 sư đoàn của Pháp và Algeria.

Tâm Anh (theo National Interest)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/vu-khi-hoa-hoc-bi-lam-dung-trong-cttg-1-the-nao-859993.html