Vụ khủng bố 11/9: Nỗi kinh hoàng chưa nguôi sau 16 năm

16 năm đã trôi qua nhưng nỗi kinh hoàng mà vụ khủng bố ngày 11/9/2001 vẫn còn hằn sâu trong lòng nhiều người dân Mỹ.

Vụ khủng bố ngày 11/9/2001 vẫn còn hằn sâu trong lòng nhiều người dân Mỹ.khi hơn 1.000 gia đình vẫn đang từng ngày khắc khoải chờ đợi nhận dạng thi thể người thân của mình…

Nỗi đau kinh hoàng

Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố 11/9 được coi là "Ngày ái quốc". Trong khoảng thời gian này, người Mỹ sẽ tưởng niệm gần 3.000 người vô tội đã ngã xuống 16 năm trước.

Ảnh các nạn nhân vụ tấn công khủng bố ngày 11/9/2001 trưng bày tại Bảo tàng Tribute 11/9, New York, Mỹ. Ảnh: Gettyimages

Đích thân Tổng thống Donald Trump đã ra lời kêu gọi người dân Mỹ chú trọng các lễ cầu nguyện, tưởng nhớ cũng như tới thăm đài tưởng niệm.

"Chúng ta ngừng lại để nhớ rằng trong buổi sáng bi thảm, đất nước chúng ta đã gánh chịu một cuộc tấn công chưa từng thấy. Khi đó chúng ta đã nhìn thấy cột khói bốc lên trên trung tâm Thương mại Thế giới (New York), chúng ta đã cầu nguyện cho sự an toàn của đồng bào ta và cố gắng giúp đỡ họ. Bây giờ, chúng ta sẽ nhớ về những người đã khuất", Tổng thống Mỹ tuyên bố.

Vụ khủng bố 11/9/2001 là sự kiện kinh hoàng nhất trong lịch sử nước Mỹ hiện đại.

16 năm đã trôi qua nhưng nỗi kinh hoàng mà vụ khủng bố ngày 11/9/2001 vẫn còn hằn sâu trong lòng nhiều người dân Mỹ khi hơn 1.000 gia đình vẫn đang từng ngày khắc khoải chờ đợi nhận dạng thi thể người thân của mình

Sau 16 năm, các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục xác định danh tính của hàng nghìn nạn nhân bị chôn vùi trong đống đổ nát của tòa tháp đôi ngày hôm đó. Theo New York Times, có tới 1.112 nạn nhân vẫn chưa được nhận diện. Những căn bệnh mãn tính đeo đẳng người Mỹ 16 năm sau vẫn còn nguyên đó.

Lớp bụi từ hiện trường Tháp WTC hôm 11/9 chứa rất nhiều hóa chất độc hại cùng lượng khí thải của hàng trăm nghìn lít dầu diesel bốc cháy.

Lớp bụi từ hiện trường Tháp WTC hôm 11/9 chứa rất nhiều hóa chất độc hại cùng lượng khí thải của hàng trăm nghìn lít dầu diesel bốc cháy. Theo CBS News, 90.000 người đã tiếp xúc với bụi độc này, và hơn 60.000 người vẫn đang phải tham gia chương trình theo dõi sức khỏe.

Ngày đen tối nhất trong lịch sử nước Mỹ

Ngày 11/9/2001, 4 chiếc máy bay bị không tặc điều khiển lần lượt lao vào hai tòa tháp Trung tâm Thương mại Thế giới ở New York, Lần Năm Góc và cánh đồng ở Pennsylvania, khiến gần 3.000 người thiệt mạng. Đây được coi là vụ khủng bố kinh hoàng nhất trong lịch sử nước Mỹ hiện đại.

Ngày 11/9/2001 là ngày đen tối nhất trong lịch sử nước Mỹ.

Cụ thể, vào lúc 8h46 phút giờ địa phương, ngày 11/9/2001, chiếc máy bay số hiệu 11 của hãng hàng không American Airlines đâm vào khu vực tầng 93 đến 99 của tòa tháp phía bắc trong tổ hợp Trung tâm thương mại thế giới tại New York.

17 phút sau, chiếc máy bay mang số hiệu 175 của hãng hàng không United Airlines đâm vào tòa tháp phía nam và cảnh tượng được truyền hình trực tiếp.

125 người trong Lầu Năm Góc - trụ sở Bộ Quốc phòng Mỹ, đã thiệt mạng khi chiếc máy bay thứ 3 lao xuống.

Lúc 9h37 phút, chiếc máy bay số hiệu 77 của hãng hàng không American Airlines lao vào Lầu Năm Góc.

Còn chiếc máy bay thứ 4 mang số hiệu 93 của hãng hàng không United Airlines rơi xuống cánh đồng ở gần thị trấn Stonycreek, bang Pennsylvania lúc 10h03 phút sáng. Không một ai có mặt trên những chuyến bay này còn sống sót.

Thiệt hại về kinh tế

123 tỷ USD: Ước tính tổn thất kinh tế trong vòng 2-4 tuần đầu sau khi tháp Trung tâm Thương mại Thế giới sụp đổ, cũng như đối với nhiều hãng hàng không do lo ngại các chuyến bay bị tấn công.

60 tỷ USD: Chi phí ước tính thiệt hại về hạ tầng của WTC, các tòa nhà xung quanh, các cơ sở tàu điện ngầm.

40 tỷ USD: Số tiền chính phủ Mỹ quyết định dành cho cuộc chiến chống khủng bố khẩn cấp, được Quốc hội Mỹ phê chuẩn vào ngày 14/9/2001.

15 tỷ USD: Gói viện trợ thông qua bởi Quốc hội Mỹ để giải cứu các hãng hàng không sau vụ tấn công.

9,3 tỷ USD: Các khiếu nại bảo hiểm phát sinh từ các vụ tấn công 11/9.

Loay hoay cuộc chiến chống khủng bố

Giới phân tích cho rằng, sự kiện 11/9 đã thay đổi thế giới một cách sâu sắc. Ngay sau sự kiện này, Chính phủ Mỹ đã công bố al Qaeda và bin Laden là thủ phạm chính.

Tổng thống Mỹ George Bush ngay sau đó đã phát động cuộc chiến chống khủng bố trên phạm vi toàn cầu.

Thế giới đã chính thức thay đổi từ thời điểm đó. Hàng loạt quốc gia đã bị kéo vào cuộc chiến chống khủng bố đầu tiên tại Afghanistan cho đến cuộc chiến tại Iraq.

Tuy nhiên, hơn một thập kỷ qua, nước Mỹ vẫn đang loay hoay trong cuộc chiến chống khủng bố. Dù Mỹ và liên quân tuyên bố đã tiêu diệt được trùm khủng bố bin Laden, làm suy yếu phần nào mạng lưới khủng bố quốc tế al Qaeda, nhưng thực tế Mỹ vẫn không thể tiêu diệt tận gốc những mối nguy này.

Phương Anh

Nguồn GĐ&PL: http://giadinhphapluat.vn/vu-khung-bo-119-noi-kinh-hoang-chua-nguoi-sau-16-nam-p53954.html