Vụ máy bay mất liên lạc do nhân viên không lưu 'ngủ quên': Kỷ luật hàng loạt cán bộ

Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam cho biết đã tiến hành cách chức, kỷ luật nhiều cán bộ có liên quan trong vụ nhân viên kiểm soát không lưu ngủ quên...

Lái xe thành... phó viện trưởng kiêm chủ tịch hội đồng khoa học: Bổ nhiệm bất thường

Theo tìm hiểu của P.V, sau thời kỳ làm lái xe, đầu năm 2008, ông Nguyễn Anh Tuấn vẫn chỉ là chuyên viên tại Phòng Kế hoạch của Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn.

Sau khi sáp nhập Viện Nghiên cứu kiến trúc quốc gia và Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn thành Viện Kiến trúc, Quy hoạch đô thị và nông thôn (VIAP), ông Nguyễn Đình Toàn làm Viện trưởng. Tháng 8/2009, ông Toàn được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Xây dựng. Sau đó, ông Tuấn liên tục được cất nhắc lên vị trí Phó trưởng phòng Kế hoạch - Thị trường, rồi trưởng phòng này.

Sau khi VIAP tách thành 3 viện, khoảng giữa năm 2014, ông Tuấn tiếp tục được quy hoạch làm Phó viện trưởng Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia (VIUP). Dù nhiều cán bộ, công nhân viên VIUP không đồng tình do trình độ chuyên môn lẫn tư cách đạo đức của ông Tuấn đều “chưa xứng tầm”, nhưng ông Tuấn vẫn được bổ nhiệm làm Phó viện trưởng Viện Quy hoạch xây dựng miền Nam (SISP) trong cùng năm. (Xem tiếp)

Vụ máy bay mất liên lạc vì nhân viên ngủ quên: Kỷ luật hàng loạt cán bộ

Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM) vừa có báo cáo Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trương Quang Nghĩa kết quả xử lý vi phạm liên quan đến việc gián đoạn cung cấp dịch vụ không lưu tại Đài kiểm soát không lưu Cát Bi hôm 9/3.

Theo đó, lãnh đạo VATM cho biết đã tiến hành cách chức, kỷ luật nhiều cán bộ có liên quan.

Cụ thể, về kỷ luật Đảng: Cảnh cáo tập thể Chi bộ Đài kiểm soát không lưu Cát Bi do Chi bộ chưa hoàn thành nhiệm vụ lãnh đạo công tác tổ chức thực hiện nhiệm vụ trọng tâm để xảy ra tình trạng vi phạm quy định duy trì kíp trực nhiều lần. (Xem tiếp)

Tái đề xuất “máy đuổi chim” ngàn tỷ

Cục Hàng không Việt Nam tái đề xuất Bộ GTVT phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Hệ thống phát hiện vật thể lạ trên đường băng tại cảng hàng không quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất với mức đầu tư gần 1.000 tỷ đồng.

Đề xuất trên từng được đưa ra 2 lần trong năm 2016, đều chưa nhận được cái gật đầu của Bộ GTVT. Lý giải cho đề xuất, Cục Hàng không cho hay đã có rất nhiều vụ việc uy hiếp an toàn hàng không liên quan đến các vật thể lạ trên đường băng.

Theo thống kê của Tổng công ty cảng hàng không VN (ACV), trong 2 năm 2014 - 2016, tại 2 cảng hàng không quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất có tới 156 vụ nhưng hiện việc giám sát, kiểm tra hệ thống đường băng tại các cảng hàng không trên cả nước được thực hiện thủ công, chủ yếu bằng mắt thường, gây khó khăn, gián đoạn hoạt động bay tại các sân bay có tần suất cao. (Xem tiếp)

Bất thường đằng sau “Tour 0 đồng” của du khách Trung Quốc

Mỗi ngày, tỉnh Quảng Ninh đón 5.000 đến 7.000 khách du lịch Trung Quốc sang Việt Nam (cuối tuần có thể tăng ít nhất gấp đôi) về lý thuyết là con số trong mơ với du lịch đất Mỏ. Sức hút từ cửa khẩu quốc tế Móng Cái, biển Bãi Cháy hay đặc biệt là di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long khiến cho lượng khách tới đây không hề có dấu hiệu giảm.

Nghe qua thì đó là một tín hiệu rất đáng mừng. Tuy nhiên, trên thực tế, với hình thức “du lịch 0 đồng”, du lịch Quảng Ninh hầu như chẳng thu được gì và hầu hết dòng tiền chỉ chảy vào túi của các công ty lữ hành, hoặc các đơn vị nhỏ lẻ cung cấp dịch vụ ăn uống, quà lưu niệm. Đó là còn chưa kể môi trường bị ô nhiễm và văn hóa bị ảnh hưởng. (Xem tiếp)

Hà Nội: Xuất hiện bãi tập xe trái phép ở Nam Trung Yên?

Bãi tập xe tự phát chưa được cấp phép tại Nam Trung Yên.

Theo ghi nhận của phóng viên, khu đất rộng hàng nghìn mét vuông được quây kín xung quanh bằng rào tôn, được mở nhiều lối để các xe ô tô ra vào. Tại các cổng, có đề biển Trung tâm Dạy nghề Thanh Xuân. Thời gian hoạt động của bãi xe khoảng 6h tới 19h hàng ngày.

Mỗi ngày, có vài chục lượt xe ra vào. Như vậy hàng tháng, chủ của bãi tập xe này có thể thu lợi hàng trăm triệu đồng từ bãi tập xe trái phép này. Ngoài ra, chủ bãi tại đây còn nhận các học viên học thực hành lái xe, khóa học khoảng 3 tháng với chi phí trọn gói 6 triệu đồng. (Xem tiếp)

Căn bệnh Hà Lan trong nền kinh tế Việt Nam: Ngành nông nghiệp có mắc “lời nguyền”?

Năm 1959, Hà Lan phát hiện ra mỏ khí thiên nhiên có trữ lượng lớn. Xuất khẩu đã tăng vọt sau khi Hà Lan quyết định bán đi nguồn tài nguyên này. Lượng lớn ngoại tệ đã về với Hà Lan sau những lô hàng đầu tiên. Tuy nhiên, điều này lại khiến đồng Guilder (nội tệ Hà Lan khi đó) mạnh lên. Các lĩnh vực khác của nền kinh tế trở nên kém cạnh tranh hơn trên thị trường quốc tế. Đầu tư doanh nghiệp sụt giảm nghiêm trọng.

Hà Lan buộc phải giữ mức lãi suất thấp nhằm kìm hãm sự tăng giá quá nhanh của đồng nội tệ. Đồng thời, Chính phủ Hà Lan cũng tăng đầu tư vào nhiều lĩnh vực để vực dậy các ngành sản xuất. Nhưng Chính phủ Hà Lan đã không sử dụng tốt nguồn tiền thu về. Nhiều lĩnh vực đầu tư kém hiệu quả vẫn liên tục được rót vốn. Hệ quả là khu vực chế tạo bị suy giảm nặng nề, nhiều nhà đầu tư rời bỏ Hà Lan, hạn chế tiềm năng kinh tế trong tương lai.

TS Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (thành viên Liên minh Nông nghiệp) cho rằng ngành nông nghiệp Việt Nam cũng có thể đang mắc “căn bệnh Hà Lan”. Thực tế, ngành nông nghiệp vẫn đang loay hoay tìm hướng phát triển, dù một số mặt hàng có sản lượng đứng đầu thế giới. (Xem tiếp)

Tuấn Việt

Nguồn BizLIVE: http://bizlive.vn/thoi-su/vu-may-bay-mat-lien-lac-do-nhan-vien-khong-luu-ngu-quen-ky-luat-hang-loat-can-bo-2614421.html