Vụ Ngọc Trinh đấu giá siêu sim: Sai lầm chết người

Trong vụ đấu giá siêu sim của Ngọc Trinh, luật sư cho biết Ngọc Trinh đã có sơ hở, thiếu chặt chẽ.

Mấy ngày qua dư luận đang bàn tán xôn xao trước vụ việc Ngọc Trinh bị nuốt lời trong buổi đấu giá từ thiện ngày 15/1. Được biết chiếc sim của Ngọc Trinh 098.9999999 bán đấu giá đến 18,688 tỷ đồng, tuy nhiên người phụ nữ ra giá bất ngờ hủy cam kết.

Trao đổi xung quanh sự việc này, luật sư Nguyễn Văn Tú -Giám đốc công ty Luật Fanci (Hà Nội) cho biết: "Theo như luật đấu giá bình thường thì người tham gia đấu giá đó sẽ bị mất một khoản tiền đặt cọc là 10 % giá trị của tài sản đấu giá đó.

Khi đã có đặt cọc, Ngọc Trinh không cần bắt họ phải lấy sim. Họ từ chối không mua thì thôi, người thứ 2 trả giá cao hôm đó sẽ được thông báo trúng. Nếu người thứ hai không lấy thì gọi người thứ ba, không lấy nữa thì đấu giá lại".

Hình ảnh trong buổi đấu giá siêu sim của Ngọc Trinh

Theo luật sư Tú, nếu biên bản thỏa thuận giữa Ngọc Trinh và người phụ nữ đó có các điều khoản cụ thể, rõ ràng thì như vậy tính chất nó là hợp đồng rồi chứ không phải biên bản đấu giá nữa.

Cũng theo luật sư Phạm Hoài Nam: "Bây giờ nếu đúng theo luật đấu giá thì mới có sự ràng buộc, chặt chẽ giữa người tham gia đấu giá với chủ tài sản đấu giá.

Ngọc Trinh trong trường hợp này lại mang danh đấu giá từ thiện nên tính chất sẽ thuộc về đấu giá dân sự. Vì vậy để muốn người phụ nữ kia lấy sim thì Ngọc Trinh có thể khởi kiện theo luật dân sự".

Luật sư Nam phân tích, theo quy định thì người muốn tham gia đấu giá phải đóng trước 1 khoản tiền để thực hiện cuộc đấu giá đó.

Theo luật đấu giá thông thường thì đóng 10 % giá trị, trong buổi đấu giá này của Ngọc Trinh, nếu có đội ngũ tư vấn pháp lý chặt chẽ thì sẽ phải đặt cọc như vậy. Đây là đấu giá từ thiện, trước đó cũng có nhiều cuộc đấu giá như vậy. Một số người họ muốn nổi danh, một số người nổi hứng mua nhưng sau đó thấy tài sản nó không được giá trị như vậy thì lại không mua nữa.

Vì vậy để chặt chẽ hơn thì Ngọc Trinh cần có đội ngũ tư vấn, cho dù là đấu giá từ thiện cũng nên nhờ 1 trung tâm đấu giá nào đó đứng ra tổ chức, có đấu giá viên. Hơn nữa nên quán triệt ngay từ đầu để không xảy ra trường hợp như vậy.

Bản cam kết sau khi kết thúc buổi đấu giá.

Đồng tình với ý kiến của luật sư Phạm Hoài Nam, luật sư Đỗ Hải Bình chia sẻ: "Đấu giá thực chất là ngồi đoán già đoán non, nếu qua trung tâm đấu giá thì lại khác. Nếu tham gia thì người tham gia đấu giá phải đóng 10 % giá trị, nếu sau khi đấu giá thành công mà không mua thì sẽ mất tiền đặt cọc đó. Vì vậy trước tiên phải xác định đấu giá theo dạng nào.

Theo biên bản thỏa thuận giữa Ngọc Trinh và người phụ nữ kia thì nó chỉ có giá́ trị về mặt dân sự. Trong biên bản có nêu: "Nếu không mua thì hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật". Như vậy chịu trách nhiệm ở đây là như thế nào?.

Vậy nên biên bản này có giá trị nhưng người ta cũng có quyền đơn phương không thực hiện cam kết".

Bản cam kết sau khi kết thúc buổi đấu giá.

Theo luật sư, trong trường hợp này Ngọc Trinh phải chứng minh được thiệt hại thực tế của việc không lấy sim thì mới có thể khởi kiện được họ. Trong vụ việc này này thì biết chắc được chẳng có thiệt hại về đồng bạc nào hết.

"Ngọc Trinh cũng có thể nói có chút sơ hở. Sao không ra trung tâm đấu giá để tổ chức, hơn nữa đầu tiên cũng không quán triệt rõ ràng.

Đấu giá tận 18 tỷ thì nên theo thủ tục chứ không phải bô bô thế được. Ít ra cũng phải có một đội tư vấn bên cạnh hoặc ra trung tâm đấu giá họ sẽ định giá trị ban đầu và bắt người tham gia phải đặt cọc. Trong chuyện này có lẽ chỉ là chiêu trò thôi!" -luật sư Bình nhận xét.

Trước đó, Ngọc Trinh đăng video bày tỏ sự thất vọng khi hai người về nhất và nhì trong buổi đấu giá không giữ đúng cam kết được đề ra. Cụ thể, cả hai đã không trả tiền mua sim giúp cô làm từ thiện.

Ngay lập tức, anh Thông – người về nhì (trả giá 18,1 tỷ đồng) tố cáo Ngọc Trinh dàn dựng phiên đấu giá trên trang cá nhân của mình. Theo đó, anh tiết lộ Ngọc Trinh đã diễn kịch, không chịu bán và thông đồng với một người phụ nữ đeo mặt nạ (người sau đó được công bố chiến thắng) để đẩy giá lên mức 19 tỷ đồng.

Tuy nhiên, anh Thông cho rằng giá trị thực sự của siêu sim chỉ khoảng 8,9 tỷ đồng. Chính vì vậy, anh quyết định dừng cuộc chơi.

Hồng Sơn

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/van-hoa/tin-tuc-giai-tri/vu-ngoc-trinh-dau-gia-sieu-sim-sai-lam-chet-nguoi-3327532/