WSJ: Giày Việt Nam bị đánh thuế, người tiêu dùng châu Âu chịu thiệt

Ngày 14/10, tờ Wall Street Journal (WSJ) đã có bài bình luận liên quan tới việc Ủy ban châu Âu (EC) đề xuất kéo dài thêm 15 tháng thời hạn áp thuế chống phá giá đối với sản phẩm giày nhập khẩu từ Việt Nam và Trung Quốc.

(TT&VH) - Bắt đầu từ năm 2006, giày Trung Quốc bị đánh thuế bán phá giá 16,5% và giày Việt Nam chịu thuế 10%. Việc áp thuế kéo dài trong 2 năm. Nhưng ngay trước khi việc áp thuế hết hiệu lực vào cuối năm nay, EC đã đề nghị kéo dài thêm. WSJ cho rằng hành động này đã khiến người tiêu dùng châu Âu phải đối mặt với việc tăng thêm giá cả trong bối cảnh giá dầu và thực phẩm đều đang ở mức cao. Sản xuất giày xuất khẩu ở Việt Nam Các thành viên Liên minh châu Âu (EU) sẽ xem xét kiến nghị gia hạn đánh thuế trong tháng tới. Theo WSJ, tin tốt lành là 15 trong số 27 thành viên của EU đã nhận ra việc kéo dài lệnh áp thuế chống bán phá giá này là ý kiến tồi. Kể từ năm 2006, EC đã thu về 800 triệu euro tiền thuế bán phá giá giày. Theo họ, người tiêu dùng không thấy có nhiều thay đổi trong giá bán lẻ. WSJ cho rằng ngay cả khi đây là sự thật thì nguyên nhân chỉ vì những nhà nhập khẩu châu Âu đã đóng thuế, các công ty tiếp thị và phân phối giày cùng những nhà bán lẻ ở châu Âu cũng phải chịu một phần chi phí. Tất những đơn vị kể trên đều phải chấp nhận cảnh thu ít lãi hơn vì hàng rào thuế. Về phía người tiêu dùng, thiệt thòi lớn nhất là họ phải mua hàng với giá cao hơn. Trong khi xu hướng chung của châu Âu là muốn bỏ việc áp thuế phá giá chống lại giày Việt Nam và Trung Quốc, vẫn sẽ có những tiếng nói gay gắt phản đối việc bỏ thuế của một bộ phận nhỏ các nhà sản xuất châu Âu. Những công ty này đang vật lộn để sản xuất giày một cách hiệu quả như các nhà máy ở Trung Quốc và Việt Nam. Mối nguy hiểm hiện nay là những người ủng hộ việc giữ thuế chống phá giá có thể vận động và thương thảo với các quốc gia thành viên còn đang lưỡng lự, lôi kéo về phía họ. Theo WSJ, làm như vậy là sai lầm. Tờ báo kết luận rằng, các đạo luật thuế chống phá giá đã gây tổn thất quá đủ cho châu Âu và cần phải được bãi bỏ trước khi chúng gây hại thêm. V.L Sản xuất giày xuất khẩu ở Việt Nam

Nguồn TT&VH: http://thethaovanhoa.vn/131n20091016091155696t131/wsj-giay-viet-nam-bi-danh-thue-nguoi-tieu-dung-chau-au-chiu-thiet.htm