Xa vời trường mới

Toàn tỉnh Sóc Trăng có 3.363 phòng học đã xuống cấp. Nhiều dự án xây dựng trường học được triển khai nhưng chậm tiến độ nên không kịp đưa vào sử dụng dịp khai giảng năm học mới

Những ngày này, trên công trình xây dựng Trường THPT Thạnh Tân tại huyện Thạnh Trị - Sóc Trăng (vốn đầu tư 14 tỉ đồng, do Công ty Xây dựng 386 ở Hà Nội trúng thầu thi công), hàng trăm lao động đang phải làm ngày, làm đêm để “chạy nước rút” vì đã quá thời hạn cam kết trong hợp đồng mà trường vẫn chưa hoàn thành để kịp đưa vào sử dụng cho năm học mới. Đủ lý do để chậm Cũng ở huyện Thạnh Trị, dự án xây mới Trường THPT Châu Hưng tại thị trấn Hưng Lợi (vốn đầu tư 12 tỉ đồng, do Công ty Xây dựng 386 trúng thầu thi công) khởi công từ cuối tháng 12-2008, kế hoạch sẽ hoàn thành vào tháng 3-2010 nhưng hiện trên công trình chỉ có khoảng 10 lao động mỗi ngày. Có những dãy phòng học hiện chỉ mới xong phần đổ cột trên tầng 1. Cơ sở vật chất chưa hoàn thiện nên năm học mới, ngành giáo dục tỉnh Sóc Trăng chưa thể thành lập ở thị trấn này một ngôi trường THPT như dự định. Trường THPT Thạnh Tân (huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng) – một trong những dự án trường học chậm tiến độ thi công Ông Trần Lái, Giám đốc Ban Quản lý dự án các công trình xây dựng tỉnh Sóc Trăng, cho biết Trường THPT Châu Hưng chậm tiến độ là do được xây dựng trên khu đất nông nghiệp nên phải chờ dân gặt lúa xong mới khởi công được. Sau khi khởi công, phải mất thêm vài tháng để đắp kênh thủy lợi mới có đường vận chuyển vật tư vào công trình. Về việc chậm trễ tiến độ bàn giao dự án Trường THPT Thạnh Tân, ông Lái cho rằng do trời mưa nên việc vận chuyển vật tư từ đường nhựa vào công trình cực kỳ khó khăn. Lý do mà ông Lái đưa ra thật khó thuyết phục vì đoạn đường này chỉ dài khoảng... 200 m! Năm 2012: Xóa phòng học xuống cấp Trường THPT Lịch Hội Thượng với vốn đầu tư khoảng 8 tỉ đồng theo kế hoạch sẽ hoàn thành vào tháng 10-2010 nên không chỉ có học sinh tiểu học và THCS ở thị trấn Lịch Hội Thượng vừa học vừa ngóng chờ được đổi trường mà thầy và trò Trường THPT Lịch Hội Thượng cũng đếm từng ngày, vì cơ sở của trường xây dựng từ lâu và hiện đã quá xuống cấp. Ông Phạm Huy Quang, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lịch Hội Thượng B, cho biết khi hoàn thành dự án Trường THPT Lịch Hội Thượng thì cơ sở hiện giờ của trường này sẽ giao lại cho trường THCS và khi đó, thầy và trò Trường Tiểu học Lịch Hội Thượng B sẽ sang tiếp quản cơ ngơi cũ của trường THCS theo kiểu “cũ người mới ta”. Theo ông Kim Sơn, Phó Giám đốc Sở GD–ĐT tỉnh Sóc Trăng, toàn tỉnh Sóc Trăng có 3.363 phòng học đã xuống cấp, hiện các địa phương đang triển khai xây mới trên 1.870 phòng. Theo kế hoạch, đến cuối năm 2012, những phòng học xuống cấp sẽ được thay thế hoàn toàn bằng những phòng học mới. Kiên Giang, Trà Vinh Còn nhiều phòng học tạm bợ Theo Phòng GD-ĐT huyện Gò Quao - Kiên Giang, hiện huyện này vẫn còn 12 phòng học tạm bợ bằng tre lá và khoảng 30% phòng học không đạt chuẩn. Trường Tiểu học Định An 1, xã Định An, huyện Gò Quao có tổng số 38 lớp với 1.080 học sinh, được chia làm 5 địa điểm thì 4 địa điểm phụ đều đã tương đối ổn, riêng địa điểm chính thì xuống cấp trầm trọng. Bà Nguyễn Thị Tường Oanh, Phó Hiệu trưởng nhà trường, cho biết có những dãy phòng học của trường được xây dựng từ năm 1973 nên xuống cấp nghiêm trọng. Trường đã rất nhiều lần sửa chữa để học tạm chờ cơ sở mới hoàn thành để di dời. . Ông Võ Văn Tốt, Hiệu trưởng Trường THCS Hiệp Mỹ Đông (xã Hiệp Mỹ Đông, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh), cho biết trường này được tách ra từ Trường THCS Hiệp Mỹ vào năm 2008. Từ đó đến nay, giáo viên và học sinh phải chịu cảnh học tập trong các phòng học tre lá, tạm bợ. “Cơn gió lốc hồi giữa tháng 6 làm sập trường. Chúng tôi vừa xây cất lại 5 phòng học mới nhưng cũng bằng tre lá trên đất mượn tạm của dân. Ngôi trường tuềnh toàng này không biết có qua được mùa mưa bão hay không?”- ông Tốt lo lắng. Q.Dũng 192.168.4.115

Nguồn NLĐ: http://nld.com.vn/20100903124026539p0c1017/xa-voi-truong-moi.htm