Xem thêm những chú chuồn chuồn sắt trong quân đội Mỹ

- Bên cạnh việc thực hiện nhiệm vụ vận tải, khi được trang bị tốt, máy bay trực thăng tỏ ra là một vũ khí tấn công cực kỳ nguy hiểm. Thực tiễn các cuộc chiến tranh hiện đại của Mỹ đã chứng tỏ vai trò không thể thiếu của những chú “chuồn chuồn sắt” này. Bee xin tiếp tục giới thiệu một số “chuồn chuồn sắt” trong quân đội Mỹ.

CH-54 Skycrane CH-54 được sử dụng cho các chiến dịch thu hồi máy bay khi trọng lượng quá nặng đối với CH-47 Chinook. Bên cạnh đóm Skyrane còn có thể tận dụng để ném bom. Dự án CH-54 được xây dựng nhằm tìm kiếm một giải pháp bộ khung máy bay nhỏ nhất có thể treo tải lớn nhất. Nó là chiếc “trực thăng-cần cẩu” đầu tiên của Sikorsky Aircraft, với tên ban đầu là S-60, việc thiết kế bắt đầu từ 5/1958 và chuyến bay đầu tiên vào 09/5/1962. Sau đó, vào tháng 6/1963, 6 chiếc S-64A được giao cho quân đội Mỹ. Năm 1966, loại máy bay này được đặt hàng thêm 18 chiếc và đến năm 1968 tổng số máy bay CH-54 phục vụ trong quân đội Mỹ là 60 chiếc. CH-54 được sản xuất tổng cộng 105 chiếc. Skycrane có thể cẩu xe tải, các container bệnh viện dã chiến, 67 lính, hoặc 10.382 kg hàng hóa. Trong chiến tranh Việt Nam, một chiếc CH-54 đã lập kỷ lục chở một lúc 87 lính. UH-60 Black Hawk Dựa trên thực tiễn chiến tranh Việt Nam, năm 1960, quân đội Mỹ đưa ra yêu cầu về một loại máy bay vận tải đa năng. Qua quá trình nghiên cứu, thử nghiệm và nghiệm thu, mẫu UH-60 đã được lựa chọn để đưa vào sản xuất từ tháng 12/1976 và đưa vào trang bị cho quân đội Mỹ từ 1978. UH-60 có đặc điểm ở cánh quạt chính và cánh quạt đuôi bốn lá và sử dụng hai động cơ turbin trục GE T700. Nó có hình dạng dài và thấp để đáp ứng yêu cầu của Quân đội về khả năng được vận chuyển trên máy bay vận tải C-130 Hercules. Black Hawk được trang bị các thiết bị điện tử tiên tiến để có khả năng và tính năng tồn tại tốt như Hệ thống định vị toàn cầu. Nó cũng có thể được trang bị cánh ngắn ở trên đỉnh thân để mang thêm bình nhiên liệu hay vũ khí. UH-60 đi vào phục vụ trong Sư đoàn Không vận số 101 của Quân đội Mỹ tháng 6/979. Quân đội Mỹ lần đầu sử dụng UH-60 trong chiến đấu trong cuộc xâm lược Grenada năm 1983, và một lần nữa trong cuộc xâm lược Panama năm 1989. Trong cuộc Chiến tranh Vùng Vịnh năm 1991, UH-60 đã tham gia vào chiến dịch tấn công đường không lớn nhất trong lịch sử Quân đội Mỹ với hơn 300 chiếc trực thăng tham gia. Năm 1993, Black Hawk trở nên nổi bật trong cuộc tấn công vào Mogadishu ở Somalia. Những chiếc Black Hawk cũng hoạt động tại Balkans và Haiti trong thập niên 1990. Những chiếc UH-60 vẫn tiếp tục phục vụ ở Afghanistan và Iraq. V-22 Osprey V-22 Osprey là máy bay đa chức năng với thiết kế cánh quạt xoay hướng độc đáo, kết hợp giữa khả năng lên thẳng của máy bay trực thăng và máy bay động cơ tuabin cánh quạt. Đây là sản phẩm hợp tác sản xuất của Hãng Boeing và Bell Helicopters. Hãng Boeing chịu trách nhiệm về thân máy bay, bộ phận hạ cánh, hệ thống điện, nước, hiệu suất máy và tính năng bay... Hãng Bell Helicopter Textron có nhiệm vụ thiết kế cánh máy bay, vỏ động cơ, bộ phận đẩy, cánh quạt, hệ thống ổn định bay, thang lên xuống và động lực học.... Buồng lái của V-22 được trang bị hệ thống quan sát đêm và mũ bảo hiểm kết hợp hiển thị hình ảnh Honeywel cho phi công. Mỗi chiếc V-22 có 6 hệ thống quan sát đêm. Buồng lái được thiết kế với hệ thống lọc không khí công nghệ cao, màn hình và dụng cụ đo độ cao, hệ thống cảnh báo điện tử tiến tiến. Tháng 9/2005, Bộ Quốc phòng Mỹ phê chuẩn kế hoạch sản xuất hoàn thiện V-22, theo đó Mỹ sẽ tăng số lượng V-22 từ 11 chiếc/năm lên 24-48 chiếc/năm cho đến năm 2012. Dự tính đến năm 2012, Quân đội Mỹ sẽ có trong biên chế 458 chiếc V-22 (dự kiến phân phối 360 chiếc cho Thủy quân lục chiến, 48 cho Hải quân và 50 cho Không quân). Bên cạnh đó, các phiên bản cải tiến của V-22 cũng đang được nghiên cứu, hoàn thiện. Xem video và hình ảnh trực thăng V-22 Osprey: Trung Hiếu (Tổng hợp)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://bee.net.vn/channel/2981/201009/Xem-them-nhung-chu-chuon-chuon-sat-trong-quan-doi-My-1766232/