Xuất khẩu nông sản: Vẫn bài toán mở rộng thị trường

Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng nông lâm thủy sản cả nước trong 9 tháng đầu năm chỉ đạt 9,2 tỷ USD, giảm 11,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó thủy sản đạt 3,02 tỷ USD, gạo 2,24 tỷ USD, cà phê 1,307 tỷ USD, cao su 734 triệu USD...

Hiện giá chè trên sàn giao dịch quốc tế vào khoảng 3,7 USD/kg nhưng chè Việt Nam chỉ xuất được có 1 USD/kg. CôngThương - Tuy giảm về giá trị nhưng hầu hết các mặt hàng đều tăng về lượng. Cụ thể 9 tháng qua, xuất khẩu gạo đã tăng 33% về lượng đạt gần 5 triệu tấn, nhưng do giá bình quân giảm giảm tới 14,5% nên kim ngạch thu về chỉ đạt 2,2 tỷ USD (giảm 8,2%). Cà phê sản lượng xuất khẩu ước đạt 884 ngàn tấn tăng 15,7%, nhưng giá trị lại giảm 18,8%. Tương tự với với mặt hàng cao su, lượng xuất khẩu tăng 10,3%, nhưng giá trị thu về chỉ bằng 60% mức thu của cùng kỳ năm 2008. Sản phẩm chè, xuất khẩu lượng tăng tới 25% nhưng ngoại tệ mang về cho đất nước chỉ tăng thêm có 14,5 so với năm trước. Đây cũng là mặt hàng phục hồi tăng trưởng sớm nhất do vẫn giữ được các thị trường truyền thống như Pakistan, Nga, Đài Loan, Trung Quốc. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn tới tình trạng này? Theo bà Hoàng Thị Thủy- Trưởng phòng kinh doanh Công ty TNHH Nhật Phan (TP.Hồ Chí Minh), hiện nay công ty bà vẫn xuất khẩu đều các mặt hàng chanh muối đường, me ngào đường, tắc muối… qua các nước Úc, Mỹ, Đài Loan với số lượng tăng khoảng 15% so với năm 2008, tuy nhiên giá các mặt hàng thì vẫn ở mức cũ, trong khi đó chi phí giá thành sản xuất lại tăng khoảng 5% so với trước. Thêm vào đó do không phải là mặt hàng thiết yếu nên để giữ chân khách hàng công ty buộc phải bán với giá cũ. Đặc biệt, thời gian gần đây, việc mở rộng thị trường mới cũng như giữ chân khách hàng cũ càng trở nên khó khăn hơn. Hiệp hội Gỗ Việt Nam cho biết, từ tháng 7 đến nay đơn hàng gỗ xuất khẩu đặt nhiều không làm kịp. Tuy nhiên, lượng đặt hàng tăng nhưng nhà nhập khẩu nào cũng đòi giảm giá tới 20%; ngành lúa gạo cũng đang rơi vào tình trạng tương tự. Sản lượng gạo xuất khẩu 9 tháng tăng tới 33% (5 triệu tấn) nhưng giá giảm nên vẫn âm 8,22%. Các ngành nông, lâm, thủy sản khác như gỗ, rau quả, tiêu, điều… cũng trong tình trạng lấy lượng bù giá tương tự. Đặc biệt giá chè trên sàn giao dịch quốc tế vào khoảng 3,7 USD/kg nhưng chè Việt Nam chỉ xuất được có 1 USD/kg. Mặc dù vậy, theo đánh giá khách quan của các chuyên gia kinh tế, ba tháng cuối năm, xuất khẩu của nhóm hàng nông lâm thủy sản sẽ có rất nhiều cơ hội bứt phá trong xuất khẩu, có thể đạt thêm 3,05 tỷ USD, nâng tổng kim ngạch cả năm lên 12,4 tỷ USD và giảm ở mức 5,9% so với năm 2008. Nguyên nhân là do hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản có hiệu lực từ đầu tháng 10/2009, thúc đẩy lượng nông sản xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản tăng khá mạnh. Ngoài ra, nhóm hàng thủy sản hiện cũng đang được các thị trường lớn, trọng điểm tăng lượng nhập khẩu trở lại như Hàn Quốc, Nga, Nhật Bản và các nước khu vực Trung Đông. Thêm vào đó, nền kinh tế thế giới cũng đã đi qua giai đoạn khó khăn nhất và đang ở trong xu thế hồi phục rõ nét nên các mặt hàng xuất khẩu của nước ta đang có triển vọng lấy lại thị phần rất lớn. Thùy Dương Hiện giá chè trên sàn giao dịch quốc tế vào khoảng 3,7 USD/kg nhưng chè Việt Nam chỉ xuất được có 1 USD/kg.

Nguồn Công Thương: http://baocongthuong.com.vn/details/kinh-te/xuat-khau-nong-san-van-bai-toan-mo-rong-thi-truong/32/0/23510.star