Xuất khẩu thủy sản sang EU cần chuẩn bị những gì?

(InfoTV) - Tổng thư ký Hiệp hội Thủy sản (VASEP) cho biết, hiện nay thủy sản Việt Nam xuấ khẩu sang 159 quốc gia và vùng lãnh thổ, chiếm một vị trí không nhỏ trong thị trường chung. Để tăng thị phần chúng ta phải cải tiến công nghệ, phát triển thị trường đồng thời phải đối mặtvới những rào cản về kinh tế quan, những hoạt động chống bán phá giá (CBPG)

Tổng thư ký Hiệp hội Thủy sản (VASEP) cho biết, hiện nay thủy sản Việt Nam xuấ khẩu sang 159 quốc gia và vùng lãnh thổ, chiếm một vị trí không nhỏ trong thị trường chung. Để tăng thị phần chúng ta phải cải tiến công nghệ, phát triển thị trường đồng thời phải đối mặtvới những rào cản về kinh tế quan, những hoạt động chống bán phá giá (CBPG), đồng thời phải biất chấp nhân rủi trong quá trình xuất khẩu. Kinh tế thế giới khủng hoảng, thu nhập người tiêu dùng giảm, giá thủy sản giảm và khó có thể tăng. Tuy nhiên điều này cũng tạo cơ hội cho các sản phẩm giá thấp mở rộng thị trường, đồng thời làm tăng xu hướng bảo hộ của các nước phát triển, trong đó có CBPG. Chủ tịch Hội đồng tư vấn các biện pháp Phòng vệ thương mại Quốc tế/VCCI cho rằng, hầu như trong các vụ kiện này Việt Nam đều bị kết luận là có bán phá giá và bị áp thuế. Các mặt hàng cá tra, ba sa, tôm là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam nhưng đang phải chịu sức ép rất lớn trên thị trường Mỹ và EU. Để chủ động tránh và chống các vụ kiện CBPG, chúng ta phải tập cách sống chung với nó, nhưng quan trọng hơn hết là thái độ, chiến lược của chúng ta như thế nào để mang lại kết quả tốt nhất, đảm bảo không xây xát và không gây hậu quả xấu cho tình hình xuất khẩu thủy sản của chúng ta. Nhận định của các chuyên gia cho thấy, pháp luật và thực tiễn CBPG ở EU được xem là “mềm” và “kiềm chế” hơn so với thị trường Mỹ; tuy nhiên không thể tránh khỏi những làn sóng về kiện CBPG có thể tràn lên bất cứ lúc nào. Hiện EU là thị trường có số vụ kiện đối với các doanh nghiệp Việt Nam nhiều nhất (10 vụ). So sánh giữa Mỹ và EU, Cố vấn thương mại cao cấp công ty Luật Quốc tế Gide Loyrette Nouel đã rút ra một số vấn đề như sau: dù không có chỉ số cụ thể nào, nhưng rõ ràng là những lĩnh vực mà Việt Nam đang xuất khẩu đang gia tăng mạnh và nắm giữ một thị phần lớn của thị trường EU (25,3%) có thể là mục tiêu của việc khiến kiện CBPG. Những thủ tục điều tra của EU mang tính cởi mở và mềm dẻo hơn trong khi của Mỹ khá tỉ mỉ và cứng nhắc. Cụ thể, gần đây EU cam kết sẽ tăng cường khả năng cho doanh nghiệp bị kiện tự bảo vệ quyền lợi của mình. Hơn nữa, ở Mỹ, mức thuế CBPG luôn được ấn định đúng bằng biên độ phá giá và Mỹ không áp dụng “lợi ích công” như ở EU khi quyết định áp thuế CBPG. Như vậy, “khả năng và tính hiệu quả của vận động hành lang, trong quá trình kháng kiện ở EU cùng lớn hơn nếu chúng ta tiếp cận đúng địa chỉ và có lập luận thuyết phục”. Ông cũng khuyến cáo, tốt nhất Việt Nam phấn đấu để được công nhận là nước có nền kinh tế thị trường. Nếu không, thì Việt Nam nên tập trung cải thiện các điều kiện có liên quan có thể giúp doanh nghiệp dễ dàng được trao quy chế kinh tế thị trường khi bị kiện CBPG. Vì điều này sẽ giảm đáng kể rủi ro thiệt hại cho doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam trong các vụ kiện CBPG. Vinanet

Nguồn InfoTV: http://infotv.vn/giup-ban-kinh-doanh/goc-tu-van/38499-xuat-khau-thuy-san-sang-eu-can-chuan-bi-nhung-gi