1.100 con cá heo chết thảm đầy bí ẩn, trôi dạt vào bờ biển

Nhiều nhà nghiên cứu không khỏi kinh ngạc khi chứng kiến 1.100 con cá heo bị cắt xén nghiêm trọng, vây cũng bị cắt đứt trôi dạt vào bờ biển Đại Tây Dương (Pháp) kể từ tháng Một.

Nhiều nhà nghiên cứu không khỏi kinh ngạc khi chứng kiến 1.100 con cá heo bị cắt xén nghiêm trọng, vây cũng bị cắt đứt trôi dạt vào bờ biển Đại Tây Dương (Pháp) kể từ tháng Một.

Những cái chết hàng loạt của cá heo, bắt nguồn từ việc đánh bắt công nghiệp quá độ, đã cảnh tỉnh các nhóm bảo vệ động vật và khiến bộ trưởng Bộ Sinh thái Pháp khởi động một kế hoạch quốc gia để bảo vệ chúng.

“Lượng cá chết chưa bao giờ nhiều như vậy,” Willy Daubin, thành viên của Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia Đại học La Rochelle cho biết. “Chỉ sau ba tháng, con số đã đánh bại kỷ lục năm ngoái, cao hơn so với năm 2017 và thậm chí, cao nhất trong vòng 40 năm qua.”

Mặc dù Daubin cho biết 90% trường hợp tử vong là do cá vô tình mắc kẹt trong lưới công nghiệp, nguyên nhân đằng sau sự gia tăng đột biến năm nay vẫn là một bí ẩn.

“Máy móc hay thiết bị đánh cá nào đã gây ra những cái chết này?” Daubin trăn trở.

Khám nghiệm tử thi trên cá heo, do Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia Đại học La Rochelle thực hiện, cho thấy mức độ cắt xén rất nghiêm trọng.

Tình nguyện viên từ Pelagis Obsevatory khám nghiệm một xác cá heo tại bờ biển gần Lacanau, tây nam nước Pháp vào 22/3. (Ảnh: AFP)

Tình nguyện viên từ Pelagis Obsevatory khám nghiệm một xác cá heo tại bờ biển gần Lacanau, tây nam nước Pháp vào 22/3. (Ảnh: AFP)

Các nhà hoạt động cho biết một tình trạng phổ biến là, để cứu tấm lưới, ngư dân cắt bộ phận cơ thể khỏi những con cá heo ngạt thở sau khi chúng được kéo lên.

Cuối tuần trước, trước áp lực giảm thiểu lượng cá heo tử vong do con người, bộ trưởng Bộ Sinh thái Pháp Francois de Rugy đã khẩn trương tới La Rochelle. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron khẳng định lập trường ủng hộ sinh thái và trích dẫn khẩu hiệu “Make The Planet Great Again.”

Ngài Rugy triển khai một số kế hoạch, bao gồm thúc đẩy việc nghiên cứu các thiết bị chống thấm âm cho tàu đánh cá nhỏ trong Vịnh Biscay, một “điểm nóng” đánh bắt cá công nghiệp tại Đại Tây Dương.

Khi được kích hoạt, các thiết bị sẽ phát tín hiệu gây khó chịu cho những con cá heo gần đó, khiến chúng phải bơi đi.

Bức ảnh được chụp vào 7/3 bởi Observatoire Pelagis cho thấy xác cá heo tại một bờ biển tại La Tranche sur Mer, thuộc bờ biển Đại Tây Dương, phía tây nước Pháp. (Ảnh: AFP)

Tổ chức bảo vệ quyền động vật Sea Shepherd cho rằng như vậy là chưa đủ, đồng thời khẳng định các biện pháp tương tự là “vô dụng.”

Thực tế cho thấy, nhiều tàu đánh cá được theo dõi trong khu vực không kích hoạt các thiết bị chống thấm âm do lo ngại chúng sẽ đuổi đi những loài cá quý, và người đánh bắt chỉ bật thiết bị nếu được giám sát viên kiểm tra.

Việc tăng số lượng thiết bị cũng không phải là giải pháp lâu dài cho các động vật có vú dưới nước bởi sóng âm sẽ biến đại dương trở thành một cái trống của sự ô nhiễm tiếng ồn.

“Chính phủ cần chịu trách nhiệm và bắt đầu hành động”, Lamya Essemlali, Chủ tịch Sea Shepherd France, nhấn mạnh.

Các nhà khoa học dự đoán tỷ lệ đánh bắt hiện tại có thể khiến quần thể cá heo bị tuyệt chủng. “Trách nhiệm đang đè nặng lên vai các chủ tàu đánh cá vược…thật bê bối. Nhưng họ không phải những người duy nhất.”

Lamya cho rằng việc đánh bắt quá độ, được nới lỏng ba năm trước sau lệnh cấm dài, là yếu tố chính. Sự gia tăng đột biến số lượng cá heo tử vong cũng bắt đầu từ ba năm trước.

Bức ảnh được chụp vào 6/2 cho thấy nhà khoa học đứng gần một xác cá heo tại Chatelaillon-les-Boucholeurs thuộc bờ biển Đại Tâu Dương, phía tây nước Pháp. (Ảnh: AP)

Sea Shepherd giải thích cuộc khủng hoảng sinh thái bắt nguồn từ nhu cầu tiêu thụ cá giá rẻ tăng vọt. “Ngay lúc này, bạn có thể tìm thấy những con cá vược bị bắt bởi tàu giết cá heo trên thị trường Pháp với giá euro 8/kg,” Lamya khẳng định.

Theo Ủy ban châu Âu, nhu cầu tiêu thụ hải sản toàn cầu đã tăng gấp đôi trong vòng 50 năm qua, một tỷ lệ các tổ chức bảo vệ quyền động vật khẳng định là không thể đáp ứng./.

Linh Trang (Vietnam+)

Nguồn VietnamPlus: http://www.vietnamplus.vn/1100-con-ca-heo-chet-tham-day-bi-an-troi-dat-vao-bo-bien/560439.vnp