1 tuần trước khi 'lâm bồn', các mẹ bầu hãy ngồi theo tư thế này, tử cung giãn nở thần tốc, đẻ thường 'dễ như chơi'

Đâu ngờ chỉ 1 tư thế ngồi lại mang lại nhiều lợi ích đến thế.

Có lẽ, các mẹ bầu đã từng nghe không ít những phương pháp giúp sinh thường nhanh, không bị đau đớn cũng như gây rách tử cung. Tuy nhiên, theo các bác sĩ sản khoa, những phương pháp đó chỉ đơn thuần là những kinh nghiệm truyền miệng, chưa được kiểm chứng của khoa học. Những phương pháp này có thể phù hợp với người này nhưng lại không không phù hợp với người khác. Đặc biệt, nếu áp dụng sai, các chị em còn có thể phải trải qua đau đớn gấp trăm lần. Cũng chính bởi vậy, các bác sĩ đã đưa ra phương pháp giúp các mẹ sắp “lâm bồn” sinh sản thuận lợi, “mẹ tròn con vuông” mà lại không hề gây ra đau đớn. Đó chính là tư thế ngồi con bướm.

Ngoài những kinh nghiệm truyền miệng, có 1 phương pháp làm giãn nở tử cung, tăng lực co bóp, đẩy em bé ra ngoài nhanh nhất. Đó là tư thế ngồi con bướm

Xem thêm: Cứ cho con bú theo kiểu này thì mẹ chưa già đã đầy rẫy bệnh tật, lưng còng vì đau nhức

Theo các chuyên gia, mẹ bầu nên thực hiện tư thế con bướm từ tuần thứ 38 trở đi. Tư thế này giúp mở khung xương chậu một cách dễ dàng. Từ đó giúp cho quá trình chuyển dạ ít đau đớn, các mẹ bầu “vượt cạn” nhanh chóng hơn. Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, tư thế con bướm thực sự có thể kích thích tử cung giãn nở đến mức tối đa, tối ưu hóa lực co bóp nên có thể đẩy thai nhi vào xương chậu, rút ngắn khoảng cách giữa đầu em bé và “lối ra”, đồng nghĩa với việc rút ngắn thời gian sinh đẻ.

Theo các chuyên gia, tư thế con bướm có tác dụng làm giãn nở tử cung, giúp các mẹ bầu sinh thường không phải trải qua thời gian sinh nở dài và đau đớn

Các nhà nghiên cứu ở Anh đã áp dụng tư thế này đối với 48 thai phụ được chia thành hai nhóm khác nhau. Cả hai nhóm đều được áp dụng trong giai đoạn đầu của cơn chuyển dạ. Nhóm thực hiện tư thế con bướm được kích thích mở cổ tử cung với tốc độ 1 cm/ 19,6 phút. Trong khi đó, nhóm không thực hiện tư thế ngồi con bướm có thời gian chuyển dạ kéo dài hơn là 1 cm/ 29,4 phút.

Kết quả này đã đem lại ý nghĩa rất quan trọng đối với các sản phụ bởi thời gian sinh nở kéo dài không chỉ khiến cho chị em bị đau đớn mà còn kéo theo hàng loạt các tai biến sinh sản khó lường, nguy hiểm tính mạng cả 2 mẹ con.

Bên cạnh đó, tư thế con bướm còn có tác dụng cải thiện lưu lượng máu đến xương chậu. Với những mẹ đang mang thai, khung xương chậu phải chịu nhiều áp lực hơn vì sức nặng của thai nhi nên điều này rất có lợi giúp mẹ đỡ đau mỏi hơn, xương chậu khỏe mạnh để vượt cạn dễ dàng. Còn với các mẹ bầu thường xuyên đau mỏi vùng lưng, khó ngủ về đêm cũng nên làm động tác này trước khi ngủ, kết hợp với hít thở sâu để loại bỏ căng thẳng sẽ giúp mẹ ngủ ngon hơn.

Với các mẹ bầu hay bị nhức mỏi lưng cũng nên ngồi theo tư thế này thường xuyên để giảm đau nhức, loại bỏ căng thẳng

Không chỉ như vậy, tư thế này còn có tác dụng với phụ nữ trong kì kinh nguyệt. Các chị em làm động tác này thường xuyên sẽ làm giảm cảm giác khó chịu và đau bụng. Còn đối với phụ nữ mãn kinh, tư thế con bướm sẽ làm cân bằng nội tiết tố, giúp quá trình lão hóa chậm lại, kéo dài tuổi xuân cho chị em. Với tất cả chị em phụ nữ, tư thế này còn là cách để tiêu diệt được chứng viêm nhiễm phụ khoa, giúp vùng nhạy cảm thêm khỏe mạnh, thơm tho.

Để thực hiện tư thế này, rất đơn giản, các chị em chỉ cần ngồi cong chân, lòng bàn chân chạm vào nhau, giữ cho lưng thẳng. Hai bàn tay đặt nhẹ nhàng lên hai đầu gối. Nâng hai đầu gối lên, sau đó đặt hai đầu gối xuống sàn (vẫn giữ lưng thẳng). Duy trì từng tư thế trong khoảng 45 giây đến 1 phút rồi lặp lại lần thứ hai.

Cách thực hiện tư thế ngồi con bướm

Nguồn PNSK: http://phunusuckhoe.vn/1-tuan-truoc-khi-lam-bon-cac-me-bau-hay-ngoi-theo-tu-the-nay-tu-cung-gian-no-than-toc-de-thuong-de-nhu-choi-131828.html