10 bằng chứng chứng minh chẳng nơi nào kỳ thú như đáy đại dương

Sâu dưới đáy đại dương là nơi trú ngụ của hàng vạn sinh vật sống với muôn hình vạn trạng, từ cực kỳ dễ thương và vô hại cho tới những con 'quái vật' đáng sợ và kinh khủng.

XyloplaxXyloplax thuộc họ sao biển, chúng có màu vàng và có gai lông bao quanh cơ thể như cánh hoa, do đó chúng được gọi với cái tên ưu ái là “cúc biển”. Chúng có thể sống ở sâu vài nghìn mét dưới mặt nước biển.

Hooded NudibranchsCòn được gọi là hải sâm trùm đầu, chúng được cho là “sư tử của đại dương”. Đầu có 1 khe lớn có thể mở rộng như tấm lưới với các xúc tu để bắt mồi. Chúng có từ 4 đến 6 cặp chân như những mái chèo chạy dọc theo thân xếp thành 2 hàng.Cách hải sâm trùm đầu săn mồi là cảnh khiến con người ấn tượng nhất vì như thể cách một con người quăng tấm lưới đánh cá vậy.

PterotracheaNgoại hình của sinh vật này được cho là giống như một cây xúc xích nhưng trong suốt, có vòi trên đầu.

Ramisyllis MulticaudataĐây là một trong những loài giun biển có cơ thể kỳ lạ nhất dưới đại dương với vô số cơ thể gắn kết với nhau.

Ribbon WormsCòn gọi là sâu băng, là loài động vật không xương sống kỳ dị, Ribbon Worm có nhiều sắc thái màu khác nhau như xanh lục, đỏ, vàng, da cam. Chúng sở hữu một cơ thể phóng ra chất nhầy có độc làm tê liệt con mồi. Chất nhầy này được phóng ra khá rộng và xa, đây là cách khiến chúng định vị con mồi và giết mồi một cách dễ dàng.

Stalked JellyfishLoài Stalked Jellyfish là một loài sứa nhưng có hình dáng giống san hô. Chúng có cơ thể dạng thân cuống, mềm dẻo, nhiều xúc tu sử dụng giác mút siêu khỏe của mình để tấn công con mồi. Loài sứa này có khả năng sinh sản vô tính bằng cách tự tách bản thân thành cá thể mới. Chúng được tìm thấy hầu hết ở những vùng biển lạnh gần bờ biển.

Sứa HelmetLoài quái vật xinh đẹp này có một màu hồng cực kỳ dễ thương cùng những xúc tu dài.

Không giống như những loài sứa khác, sứa helmet không có châm ở xúc tu, thay vào đó, chúng sử dụng những xúc tu cứng để di chuyển trong nước. Sứa Helmet sống ở độ sâu từ 300 đến hơn 2000 mét.

Ở góc độ này, sứa Helmet như thể những nghệ sĩ của biển mỗi khi di chuyển.

Benthic CtenophoresBenthic Ctenophores hay còn gọi là sứa lược, là loài động vật phẳng, không xương, bám sát vào đá hoặc các sinh vật khác như san hô, sao biển. Cơ thể mỏng dính của chúng chính là lớp hóa trang tuyệt vời tránh khỏi sự tấn công của kẻ thù.

Sứa lược di chuyển bằng những sợi mao trên cơ thể. Chúng vừa di chuyển vừa đánh chén những sinh vật ở bề mặt đáy đại dương bằng cái miệng hướng nằm ở mặt dưới của thân.

Christmas Tree WormsTạm dịch ra là giun cây thông giáng sinh, chúng thuộc loài giun biển, có hình dáng bắt mắt, rất giống những cây thông giáng sinh. Chúng có nhiều màu sắc nên khi mọc thành đám trên các rạn san hô, sẽ tạo ra một cảnh tượng tuyệt đẹp và sống động.

Mỗi con sâu này sở hữu hai “cây thông” với nhiều xúc tu lông, là một phần của hệ thống hô hấp của chúng. Mỗi một con giun này có thể sống tới hàng chục năm.

Mỗi lần giới nghiên cứu công bố về sự tồn tại của một sinh vật biển mới, bạn lại được dịp bất ngờ hơn về sự phong phú đến tột cùng của thế giới đại dương.

Những sinh vật nằm ngoài sách giáo khoa sau đây sẽ khiến bạn phải công nhận một điều rằng, dưới đáy đại dương là nơi đáng sợ và cũng là nơi kỳ diệu nhất trên thế gian.

Hà Trang

Nguồn Người Đưa Tin: http://nguoiduatin.vn/diem-danh-10-sinh-vat-ky-la-duoi-day-dai-duong-a376307.html