10 bí mật khó đỡ về điện ảnh Triều Tiên

Ít ai biết rằng, điện ảnh vừa được coi là cỗ máy tuyên truyền cho nhà nước, vừa là niềm đam mê của cố chủ tịch Kim Jong-il.

1. Đạo diễn Hàn Quốc Shin Sang-ok là cha đẻ của những phim điện ảnh lừng danh của Triều Tiên. T rong suốt thập niên 1970-1980, ông Kim Jong-il cấp nguồn kinh phí lớn để các nhà làm phim thực hiện các dự án nhưng không được như mong đợi. Vậy là ông Kim đã“bắt cóc” đạo diễn lừng danh Shin Sang-ok và vợ cũ là diễn viên Choi Eun-hee để “giúp xây dựng nền điện ảnh cộng sản tiên tiến”. Từ đó, nền điện ảnh Triều Tiên khởi sắc và nhận được nhiều phản hồi tích cực từ cộng đồng quốc tế với hai tác phẩm điện ảnh là Pulsagari, Sogum và Runaway. Đến năm 1986, trong chuyến tham dự một liên hoan phim ở Áo, vợ chồng Shin Sang-ok đã tẩu thoát thành công. Trong ảnh:
Vợ chồng Shin Sang-ok cùng lãnh đạo Kim Jong-il.

2. Vai diễn phản diện trong các bộ phim Triều Tiên đều là người Mỹ. Với vai trò là một công cụ tuyên truyền cho bộ máy nhà nước, nhiều phim điện ảnh nước này có cùng một khuôn mẫu: những diễn viên nước ngoài (đặc biệt là người Mỹ) đều đảm nhận các vai diễn phản diện. Charles Jenkins, Larry Abshier, Jerry Parish và James Dresnok là những người đã đào tẩu sang nước này vào những năm 1960. Cả bốn người đã đảm nhận vai diễn các nhà tư bản xấu xa trong loạt phim tuyên truyền “Nameless Heroes” năm 1978. Trong ảnh là
Charles Jenkins.

3. Phim được trình chiếu ở khắp nơi. Xem phim là một trong số những hoạt động giải trí ở đất nước bí ẩn này trong giai đoạn những năm 1980-1990. Ngoài các rạp chiếu phim ở các thành phố lớn, bạn cũng sẽ dễ dàng theo dõi phim ở ngay khuôn viên những nhà máy, trang trại hay thậm chí ở các đơn vị quân đội. Trong ảnh là c
ác poster quảng bá cho những bộ phim tham gia Liên hoan phim Quốc tế Bình Nhưỡng lần thứ 12.

4. Các bộ phim đều có chung một mục đích là ca ngợi các vị lãnh tụ Triều Tiên. Dù các bộ phim có đi theo các hướng khác nhau, nhưng tựu chung lại chúng đều nhằm mục đích ngợi ca công lao của Chủ tịch Kim Il-sung, Kim Jong-il hay Đảng Cộng sản Triều Tiên”, nhà phê bình kiêm Simo Fowler cho biết.

5. Gia tộc họ Kim không được xuất hiện trong phim ảnh để ca ngợi chính họ. Trong khi hầu hết cá bộ phim đều nêu bật những đóng góp lớn lao của Kim Il-sung và Kim Jong-il, nhưng bạn sẽ khó lòng thấy những thành viên trong gia tộc họ Kim xuất hiện trong các bộ phim nói về chính họ. Trong ảnh: Ông Kim Jong-il trong một lần tới thăm đoàn làm phim.

6. Quân đội tham gia vào điện ảnh. Các bộ phim chiến tranh đóng vai trò chủ chốt trong chiến lược tuyên truyền của Triều Tiên. “Về mặt logic, sự chiếm đóng của quân đội Nhật sẽ là một tình tiết khá quan trọng trong các bộ phim của họ”, Tiến sĩ Morris nói. Hiện nay, quân đội nước này điều hành một trung tâm sản xuất phim truyện, chuyên làm ra các bộ phim về chiến tranh.
Nhiều binh sĩ được huy động để đóng vai quần chúng.

7. Các nhân vật nữ mạnh mẽ đang là tuyến nhân vật được các nhà làm phim Triều Tiên tập trung khai thác. Các nhân vật nữ như vận động viên, chiến sĩ hay cảnh sát giao thông được khai thác nhiều trên màn bạc.

8. Phim nước ngoài bị kiểm soát gắt gao. Truyền thông và mạng Internet bị kiểm soát chặt chẽ ở Triều Tiên và các bộ phim nước ngoài cũng không ngoại lệ. Thông thường, các bộ phim dạng này chỉ được giới thiệu rộng rãi với công chúng ở Liên hoan Quốc tế Bình Nhưỡng, sự kiện được tổ chức hai năm một lần. Theo đó, Evita được cho là bộ phim Mỹ duy nhất được trình chiếu ở đất nước này. Trong ảnh là p
oster bộ phim hài Bend it like Beckham.

9. Các hình ảnh cẩu thả sẽ không được phép xuất hiện ở các bộ phim do người nước ngoài sản xuất. Để được phép quay những thước phim chân thật về đất nước này, những nhà làm phim nước ngoài buộc phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt, như: cuối mỗi ngày, họ sẽ phải trình cho cơ quan kiểm duyệt nước này xem những đoạn phim mà họ đã quay. “Những nhà kiểm duyệt phim Triều Tiên không thích hình ảnh như người dân đi xe đạp hay người dân mặc những chiếc áo sơ mi chưa được cài nút cẩn thận xuất hiện trên các bộ phim. Tôi cho rằng, họ muốn thế giới nhìn thấy hình ảnh con người Triều Tiên gọn gàng”, nhà làm phim Lynn Lee cho hay. Trong ảnh, h
ình ảnh như này sẽ bị các nhà kiểm duyệt Triều Tiên cắt bỏ.

10. Các lãnh tụ Triều Tiên trong những bộ phim nước ngoài đều phải xuất hiện ở trong những khung ảnh trang nghiêm.“Yêu cầu này quả thực rất khó bởi vì có rất nhiều hình ảnh ở mọi nơi. Đôi khi bạn thậm chí không nhận ra, máy quay phim hiện đang tập trung vào một người nào đó phía trước ống kính”, bà Lee chia sẻ.

Thanh Nga (theo BBC)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/nong-sau/10-bi-mat-kho-do-ve-dien-anh-trieu-tien-297998.html