10 bộ phim nổi tiếng đã 'bóp méo' lịch sử

Có nhiều bộ phim nổi tiếng thế giới lấy ý tưởng từ những sự kiện lịch sử, tuy nhiên không phải phim nào cũng tuân thủ 100%. Đôi khi các bộ phim cũng mắc những lỗi nhỏ nhặt về hóa trang hay tình tiết không 'hợp thời' với bối cảnh mà khán giả khó có thể nhận ra.

10. Troy

Ảnh: BrightSide

Trong bộ phim sử thi nổi tiếng Troy, lấy bối cảnh cuộc chiến thành Troia vào thế kỷ 13 TCN, không khó để bắt gặp hình ảnh quân lính cưỡi ngựa dũng cảm. Tuy nhiên thực tế, người Hy Lạp cổ đại không hề cưỡi ngựa cho đến thế kỷ thứ 6 TCN, trước đó họ chỉ sử dụng xe ngựa.

9. Robin Hood

Ảnh: BrightSide

Bản thân Robin Hood là một hình tượng nhân vật không có thật trong lịch sử, thậm chí còn mang tính thần thoại. Tuy nhiên, trong bộ phim cùng tên của đạo diễn Ridley Scott lại chứa một số thông tin không đúng về các nhân vật phụ có thật trong lịch sử.

Cụ thể, trong phim có tình tiết vua Richard – người được mệnh danh là “trái tim sư tử” nước Anh - chết do trúng mũi tên trong một cuộc tấn công vào lâu đài. Thực tế lịch sử, vua Richard I bị thương trong một cuộc bao vây lâu đài và chết vào 10 ngày sau đó vì bị nhiễm trùng. Còn một chi tiết khác, thực tế có 16 năm giữa ngày vua John đăng quang và ngày Đại Hiến chương Magna Carta được ký kết, tuy nhiên phim đã bỏ qua khoảng thời gian này.

8. Apollo 13

Ảnh: BrightSide

Trong phim Apollo 13, sau 4 phút im lặng, phi hành gia Thomas Ken Mattingly đã cố gắng thiết lập kết nối với con tàu. Tuy nhiên trên thực tế, phi hành gia này đã phải ra khỏi phi hành đoàn chỉ vài ngày trước nhiệm vụ vì nhiễm sởi. Đúng là phi hành gia này đã góp công rất lớn cho nhiệm vụ giải cứu Apollo 13 vì anh ấy hiểu tường tận về con tàu. Nhưng chính Joseph P. Kerwin mới thực sự là người thiết lập kết nối với con tàu chứ không phải Thomas Ken Mattingly như trong phim.

7. Samurai cuối cùng

Ảnh: BrightSide

Trong The Last Samurai, một câu chuyện bắt đầu vào năm 1876, bạn có thể thấy cận cảnh những lá cờ của Hoa Kỳ. Thực tế trong khoảng thời gian từ năm 1867 đến 1877, có tất cả 37 ngôi sao trên lá cờ Mỹ, tuy nhiên trong các cảnh quay của bộ phim, lá cờ có nhiều sao hơn. Điều này chỉ đúng với thời kỳ sau của Hoa Kỳ (sau năm 1890)

6. Alexander

Ảnh: BrightSide

Trong Alexander, kẻ thù của nhà lãnh đạo quân sự vĩ đại và lãnh chúa của người Ba Tư Darius III được thể hiện là một chàng trai trẻ hấp dẫn. Trong quá trình quay phim, những nhà tạo hình đã không sử dụng bất cứ hóa trang đặc biệt nào cho tài tử Raz Degan 36 tuổi. Điều này khiến nhân vật Darius III “quá trẻ” so với độ tuổi 50, thời điểm các sự kiện xảy ra.

5. Django Unchained

Ảnh: BrightSide

Django Unchained lấy bối cảnh năm 1859. Nhân vật chính xuất hiện trong phim với kính râm sành điệu, tuy nhiên, phải đến năm 1929 kính râm mới được phổ biến rộng rãi trong đời sống.

4. Indiana Jones và cuộc thập tự chinh cuối cùng

Ảnh: BrightSide

Indiana Jones and the Last Crusade là phần phim thứ ba về cuộc phiêu lưu của nhà khảo cổ học nổi tiếng. Trong toàn bộ bộ phim lấy bối cảnh năm 1939, những người lính Đức Quốc xã ngoài chữ thập ngoặc đặc trưng còn đeo huy chương và các biểu tượng khác của Chiến tranh thế giới thứ hai.

3. Kingdom of Heaven

Ảnh: BrightSide

Kingdom of Heaven dựa trên những sự kiện xảy ra trước cuộc Thập tự chinh thứ ba. Theo cốt truyện, nhân vật chính Balian chỉ là một thợ rèn. Nhưng trong thực tế, Balian xuất thân từ một gia đình quý tộc và cha anh là một hiệp sĩ. Một chi tiết nữa là nhân vật chính trong phim đã 40 tuổi nhưng đoàn phim đã không sử dụng bất kỳ kiểu trang điểm đặc biệt nào cho nam diễn viên Orlando Bloom, 28 tuổi.

2. Seabiscuit

Ảnh: BrightSide

Bộ phim lấy bối cảnh thời kỳ Đại suy thoái ở Mỹ (đầu những năm 1930), khi một số người muốn kiếm tiền đến nỗi đặt cược những đồng xu cuối cùng cho những cuộc đua ngựa. Trong bộ phim, bạn có thể thấy những chiếc mũ bảo hiểm đặc biệt trên với quai chắc chắn giúp cho việc cưỡi ngựa an toàn hơn. Nhưng tại thời điểm đó, nhwuxng chiếc mũ đua ngựa chưa được gắn quai.

1. The Green Mile

Ảnh: BrightSide

The Green Mile lấy bối cảnh ở Louisiana vào năm 1935. Trong phim có tình tiết xử tử bằng ghế điện, tuy nhiên thực tế vào thời điểm đó, các tù nhân mắc trọng tội bị treo cổ. Ghế điện chỉ được sử dụng từ năm 1941.

Theo BrightSide

Khánh Linh

Nguồn VietTimes: http://viettimes.vn/10-bo-phim-noi-tieng-da-bop-meo-lich-su-358883.html