10 loài vật tuyệt đối không được sát hại nếu không phải chịu quả báo nghiệt ngã

Theo quan niệm của nhà Phật, 10 loài động vật dưới đây tuyệt đối không được giết hại, nếu không sẽ phải gánh chịu quả báo nặng nề.

Con người sinh ra, lớn lên, ai ai cũng yêu quý và tìm cách để bảo vệ sinh mạng của mình. Sinh mệnh của chúng ta quý giá thế nào thì chúng sinh cũng như vậy. Phật dạy rằng, sát sinh hay sát hại là một trong những tập khí bất thiện, xấu ác, có tác hại vô cùng lớn lao đối với đời sống cá nhân cũng như đời sống xã hội.

Có ba hình thức sát sinh được kinh điển đạo Phật đề cập.

1 Tự mình sát sinh:

Tức tự mình giết hại một cách chủ động, có tư tác, có chủ ý.

2 Sai khiến người khác sát sinh:

Tức là gián tiếp giết hại. Suy cho cùng đây cũng là hành vi giết hại mang tính chủ ý.

3 Hoan hỷ trong việc thấy người khác giết hại:

Tức là tâm ý thích thú việc giết hại.

Trong ba hình thức đó, hình thức giết hại đầu tiên nguy hiểm nhất, vì nó mang tính trực tiếp với đầy đủ sự chủ ý.

Sát sinh đã mang nghiệp báo nặng, nhưng nếu giết 10 loài vật này thì quả báo còn nặng nề hơn, đó là: voi, chó, ngựa, bò, rắn, trâu, cọp, báo, gấu và linh cẩu.

Khoa học đã chứng mình, hầu hết súc vật đều có bộ não và hệ thần kinh như con người. Chúng cũng có cảm giác, biết nóng lạnh, sợ hãi, tham sống và sợ chết. Khi sợ hãi, nhịp của chúng đập mạnh, áp suất máu lên cao, hơi thở hổn hển, thậm chí nhiều con còn chảy nước mắt.

Một số động vật như voi, trâu, chó... là những con vật có tâm linh cao, có tình cảm và rất gần gũi với con người.

Ảnh minh họa

Ăn thịt những loài động vật có gen và tình cảm gần giống con người sẽ khiến ta gặp bất lợi về cả tinh thần và thể chất.

Nếu ta giết hại, ăn thịt những loài vật này sẽ sẽ phải gặp nhiều điều xui xẻo, chịu nhiều quả báo thống khổ về sau.

Chúng ta biết rằng, sát sinh thường đi kèm với tâm lý si mê, sân hận, độc ác. Do đó người thường xuyên sát sanh là tự gieo vào trong tâm thức của mình những hạt giống si mê, sân hận, độc ác. Những hạt giống đó khi đã được gieo vào tâm thức thì nó sẽ lấn át những hạt giống từ bi, thương yêu vốn nằm trong tâm thức của mỗi người ở dạng tiềm năng, khiến cho những hạt giống từ bi, thương yêu đó mất cơ hội bừng nở, trong khi đó, những hạt giống thù hận, độc ác lại có cơ hội biểu hiện ở mức độ mạnh hơn. Điều này không chỉ gây nguy hại cho đạo đức cá nhân người đó mà còn ảnh hưởng tới đạo đức xã hội.

Kinh “Mười điều lành” có dạy, nếu không sát sinh ta sẽ được rất nhiều điều lợi ích: Được mọi người kính mến; Lòng từ bi mở rộng; Trừ được thói giận hờn; Luôn luôn mạnh khỏe; Tuổi thọ lâu dài; Thường được người tốt giúp đỡ; Ngủ ngon giấc và không gặp ác mộng; Trừ được các mối thù oán; Khỏi bị đọa vào ba đường ác; Sau khi chết được sinh lên cõi Trời.

Người sát sinh sẽ bị mọi người xa lánh, khi sống gặp quả báo nhãn tiền như ốm đau, bệnh tật, còn khi chết đi phải chịu những hình phạt hà khắc bên kia.

Do đó, để tránh các tác hại trên, điều tối cần thiết đối với chúng ta là, không chỉ không sát sinh, sát hại mà còn nuôi lớn lòng từ bi, tình thương trong trái của mình, vừa để tu đức, tích đức, đồng thời cũng là tránh những ác nghiệp báo ứng.

Theo Vũ Thị Huế/Khỏe & Đẹp

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/doi-song/10-loai-vat-tuyet-doi-khong-duoc-sat-hai-neu-khong-phai-chiu-qua-bao-nghiet-nga/20200115093022951