10 lỗi khi cài macOS Sierra và cách khắc phục

Apple đã chính thức cho phép cập nhật macOS Sierra. Tuy nhiên, khi cài đặt vẫn có vài lỗi khó chịu thường gặp phải. Sau đây là 10 lỗi phổ biến và cách khắc phục.

1. Lỗi "An Error Has Occurred" hoặc "Failed to Download" khi cập nhật macOS Sierra

Đây là vấn đề phổ biến khi người dùng update hệ điều hành mới trên Mac. May mắn là lỗi này rất dễ khắc phục, bạn chỉ việc xóa bộ cài đặt macOS Sierra trên máy bằng cách vào Launchpad, sau đó xóa file "Install macOS Sierra" và download lại sau khi đã reset thiết bị.

2. macOS Sierra trên App Store hiện "Downloaded" và không thể tải về

Nếu vào App Store và bạn thấy bản cập nhật mới nhất hiện thông báo "Downloaded", rất có thể là thiết bị của bạn đã được cài bản beta hoặc GM build.

Để cập nhật bản chính thức mới nhất, bạn cần xóa tất cả các file macOS Sierra đang được cài đặt trong máy hoặc trong ổ cứng, sau đó vào lại App Store và tải lại như thường.

3. Lỗi "This copy of the Install macOS Sierra.app application is damaged, and can’t be used to install macOS"

Nếu thấy xuất hiện lỗi này khi đang cài đặt thì có lẽ tập tin tải về bị hỏng hoặc gián đoạn. Giải pháp duy nhất là vào Launchpad, xóa file Install macOS Sierra và tải lại.

4. Lỗi Wi-Fi bị chậm

Một số người dùng báo cáo sau khi cập nhật lên Sierra, thiết bị của họ gặp vấn đề về Wi-Fi, cụ thể là kết nối rất chậm.

Trước tiên, cần phải đảm bảo rằng router của bạn hoàn toàn bình thường. Sau đó bạn có thể thử xóa Wi-Fi references bằng các bước sau:

Mở Finder

Chọn Go từ menu phía trên và vào Library

Tới thư mục /Preferences/SystemConfiguration/

Xóa những file sau:

com.apple.airport.preferences.plist

com.apple.network.identification.plist

com.apple.wifi.message-tracer.plist

NetworkInterfaces.plist

preferences.plist

Khởi động lại thiết bị và router

5. Bộ cài macOS Sierra bị crash hoặc freeze

Nếu thiết bị của bạn bị đóng băng hay lỗi cài đặt trong quá trình nâng cấp lên macOS Sierra bạn có thể thử các cách sau:

Đầu tiên là thử disable hoặc uninstall những ứng dụng antivirus có trong máy.

Kiểm tra lại kết nối mạng.

Tiếp theo, bạn hãy thử cài đặt trong chế độ An toàn (Safe Mode). Trước hết là phải tắt máy, sau đó mở lại thiết bị đến khi nghe âm thanh khởi động, nhấn giữ Shift đến lúc xuất hiện lô-gô Apple thì thả ra. Như vậy đã vào chế độ Safe Mode thành công, bây giờ hãy thử tải lại macOS Sierra.

6. Không đủ bộ nhớ để cài đặt

Trước tiên là phải đảm bảo rằng thiết bị của bạn còn đủ ít nhất 8GB bộ nhớ trống, do đó hãy xóa những file hoặc ứng dụng không cần thiết. Nếu vẫn tiếp tục xuất hiện lỗi thì hãy thử cài đặt ở chế độ Safe Mode.

7. Lag và những lỗi khi sử dụng với chuột Logitech

Vấn đề này xuất phát từ sự thiếu tương thích giữa hệ điều hành MacOS Sierra và ứng dụng Control Center của Logitech. Phiên bản mới nhất của ứng dụng Control Center, 3.9.4 đã đặc biệt đề cập đến việc kết nối với chuột Logitech M705 không tốt và các nút không hoạt động.

Cách duy nhất là chờ đợi Logitech tung ra bản update sửa lỗi.

8. Không thể khởi động thiết bị sau khi update

Nếu bạn đã cài đặt xong hệ điều hành MacOS Sierra, nhưng thiết bị không thể khởi động, bạn hãy thử reset NVRAM và PRAM.

Trước tiên restart Mac và sau đó giữ tổ hợp phím Cmd + Option + P + R đến khi bạn nghe âm thanh khởi động lần thứ hai thì thả ra và đợi thiết bị khởi động.

9. Mở ứng dụng xuất hiện thông báo "Damaged and Can’t Be Opened"

Sau khi cập nhật lên Sierra mà xuất hiện lỗi Damaged and Can't Be Opened khi mở ứng dụng, bạn nên chắc chắn rằng ứng dụng đó đã update lên phiên bản mới nhất.

Nếu vẫn tiếp tục xảy ra lỗi thì hãy uninstall ứng dụng đó và vào App Store cài lại.

Trong trường hợp ứng dụng không dùng được cách trên thì hãy thử xóa bộ nhớ đệm:

Mở Finder.

Chọn Go/Go To Folder ở menu phía trên.

Nhập vào text box: ~/Library/Caches.

Xóa file từ tất cả các folder.

Tiếp tục lặp lại các bước trên với /Library/Caches (không có dấu ~).

Reset PRAM (lỗi thứ 8) hoặc thử vừa mở ứng dụng đó vừa nhấn giữ tổ hợp phím Cmd + Option.

10. Lỗi iCloud và các vấn đề xác thực

Sau khi update lên macOS Sierra, một số trường hợp liên tục bị xuất hiện pop up thông báo cài đặt iCloud (như Storage Optimization, iCloud Documents và Desktop), gây rất nhiều phiền toái. Để khắc phục vấn đề này các bạn hãy làm theo các bước sau:

Click vào logo tại góc trái màn hình và vào System Preferences.

Chọn iCloud và Sign Out.

Khởi động lại Mac và truy cập vào phần iCloud Preferences.

Đăng nhập lại iCloud.

Theo iphonehacks

Hải SN

Nguồn Nghe Nhìn VN: http://nghenhinvietnam.vn/tu-van/10-loi-khi-cai-macos-sierra-va-cach-khac-phuc-22644.html