10 năm xây dựng & trưởng thành của Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nam ( 30/10/2008 - 30/10/2018 )

Những hoạt động của Trung tâm, một mặt, đã góp phần giúp xã hội và các cơ quan quản lý nhà nước có nhìn nhận đúng hơn về Tín ngưỡng Thờ Mẫu; nhưng trước hết giúp cộng đồng thực hành tự điều chỉnh hoạt động của mình, từng bước chuẩn hóa nghi lễ cho đúng với truyền thống, đúng với pháp luật và loại bỏ những lợi dụng, trục lợi làm sai lệch các giá trị văn hóa của Đạo Mẫu.

I. Quá trình hình thành và hoạt động

. Trước yêu cầu của xã hội, nguyện vọng của cộng đồng, ngày 30 tháng 10 năm 2008 tại di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Trung tâm Hỗ trợ và nghiên cứu Tín ngưỡng - Lễ hội dân gian, tiền thân của Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn Văn hóa Tín ngưỡng Việt Nam hiện nay ra đời. Ban đầu Trung tâm trực thuộc Hiệp hội Câu lạc bộ UNESCO Việt Nam, đến tháng 8 năm 2012 trực thuộc Hội Di sản Văn hóa Việt Nam. Trung tâm hoạt động vì lợi ích chung, nhằm góp phần bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa tín ngưỡng; tạo điều kiện để cộng đồng tham gia theo hướng xã hội hóa, đáp ứng nhu cầu của hội viên và xã hội trong lĩnh vực bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa tín ngưỡng; nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn văn hóa Việt Nam, học hỏi kinh nghiệm các nước trong việc xử lý các vấn đề văn hóa nói chung và văn hóa tín ngưỡng nói riêng, đưa ra mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp để góp phần bảo vệ và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Trung tâm lấy Tín ngưỡng thờ Mẫu là đối tượng tiếp cận, nghiên cứu và kiên trì mục tiêu này cho đến hôm nay. Đề cao vai trò, tầm quan trọng của chủ thể văn hóa thực hành trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống của nghi lễ Hầu Thánh, được sự đồng tình ủng hộ của Ban Tôn giáo Chính phủ, Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam và Hội Di sản Văn hóa Việt Nam ngày 4 tháng 7 năm 2010 tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam thành lập Câu lạc bộ Bảo tồn Văn hóa Đạo Mẫu Việt Nam. Tiếp theo năm 2012 tại đền Lưu Phái Câu lạc bộ Bảo tồn nghệ thuật Chầu văn Việt Nam ra đời. Hoạt động Câu lạc bộ là bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa Tín ngưỡng Thờ Mẫu như một di sản văn hóa phi vật thể, theo tinh thần của Công ước 2003 và Nghị định hướng dẫn chi tiết Luật Di sản văn hóa sửa đổi ban hành năm 2000. Câu lạc bộ có sự tham gia các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý cùng đông đảo các thanh đồng, cung văn, tín hữu…, Đến nay số hội viên tham gia gần 700 người, trong đó 2/3 tham gia thường xuyên. Trung tâm đã thành lập Chi hội tại các địa phương: Hải Phòng, Hưng Yên, Bắc Giang, Nam Định, Lào Cai và 2 tổ tại thành phố Hồ Chí Minh, Hải Dương. Xu thế nhiều tỉnh, thành phố muốn được thành lập Chi hội. Nhưng do nhà nước chưa phân định cho ngành nào quản lý tín ngưỡng và sự nhận thức mỗi địa phương mỗi khác nên việc phát triển còn hạn chế. Từ kết quả và kinh nghiệm hoạt động của Câu lạc bộ của Trung tâm giúp Hội Di sản Văn hóa Thăng Long – Hà Nội đã thành lập “Câu lạc bộ Văn hóa Thờ Mẫu và Hát Văn Hà Nội”, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam thành lập “Câu lạc bộ Bảo tồn và phát huy di sản Văn hóa Chầu văn tỉnh Hà Nam”.

II. Kết quả về nghiên cứu khoa học

Trung tâm đã phối hợp với UBND huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An tổ chức Hội thảo: “Đền Cờn với tục thờ Tứ vị Thánh Nương”, với UBND huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định tổ chức Hội thảo: “Phủ Quảng Cung trong hệ thống Đạo Mẫu Việt Nam”, với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Vĩnh Phúc tổ chức Hội thảo: “Đến với Phật, về với Mẫu”; nghiên cứu, khảo sát Di tích Tây Mỗ, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa nơi tương truyền Thánh Mấu Liễu Hạnh giáng sinh lần thứ ba; Phối hợp với Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo Khoa học: “Thờ Mẫu ở Nam Bộ và múa Bóng Rỗi”. Phối hợp với Sở VHTT&DL tỉnh Kiên Giang Hội thảo về “ Bà Thủy long Thánh Mẫu”; Phối hợp với Sở VHTT&DL tỉnh Bắc Ninh hội thảo “ Mối quan hệ giữa Đạo Phật và Đạo Mẫu”; Tọa đàm khoa học về “ Tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo” phối hợp với UBND huyện Hưng Hà tại đền Tổ nghiệp nhà Trần Hưng Hà, Thái Bình, Phối hợp với UBND huyện Lý Nhân tại Đền Trần Thương huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội và Hội di sản văn hóa Thăng Long – Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu trên địa bàn Hà Nội – Nhận diện, bảo tồn và phát triển”. Đề cập đến vai trò của Nhà nước và cộng đồng trong bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa này. Đề xuất những biện pháp cụ thể của chính quyền và cộng đồng để quản lý và giữ gìn, phát huy giá trị di sản trong đó có việc xây dựng Quy chế quản lý hoạt động tín ngưỡng thờ Mẫu trên địa bàn Hà Nội. Đặc biệt cùng UBND tỉnh Nam Định tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế: “Thờ Nữ thần (Mẫu) ở Việt Nam và Châu Á-Bản sắc và giá trị”, nhân dịp kỷ niệm 750 năm Thiên Trường – Nam Định; Cùng Ban Tôn giáo Chính phủ thực hiện Dự án “Đạo Mẫu và những vấn đề đặt ra trong công tác quản lý nhà nước”. Sau các hội thảo khoa học đều tập hợp các tham luận in sách làm tài liệu .Tư vấn hỗ trợ Ban Tôn giáo Chính phủ hoàn thành VCD tư liệu về Tín ngưỡng Thờ Mẫu;

III. Liên hoan giao lưu

Khi Trung tâm chuyển sang trực thuộc Hội Di sản Văn hóa Việt Nam đã tăng cường phối hợp với ngành văn hóa các tỉnh, thành phố hỗ trợ cộng đồng thực hành tổ chức tọa đàm kết hợp Liên hoan nghi lễ Chầu văn tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Nam Định, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Yên Bái, Bắc Giang, Lào Cai, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng Đồng Nai, An Giang, Lâm Đồng….đến các địa chỉ xa như Côn Đảo, Phú Quốc, Bạch Long Vỹ... Qua đó quảng bá, giới thiệu tín ngưỡng truyền thống, nâng cao nhận thức cho các chủ thể trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị của Tín ngưỡng thờ Mẫu. Năm 2013, Trung tâm thực hiện chủ trương của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch tổ chức Năm du lich quốc gia với chủ đề “Văn minh Sông Hồng, bằng việc tổ chức Liên hoan Nghi lễ Chầu văn của khu vực Đồng Bằng Bắc Bộ. Tham gia “ Lễ hội Thành Tuyên’ thành phố Tuyên Quang, tham gia “ Festival Mẫu Thượng Ngàn” tỉnh Yên Bái, Lễ hội Đền Cô Tân An, huyện Văn Bàn, Lào Cai. Nét mới từ năm 2017 là ngoài tổ chức Liên hoan thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu, Trung tâm còn tổ chức thành công chương trình diễn giới thiệu “ Trang phục Hầu đồng” do các Nghệ nhân trình dĩen tại Trung tâm giao lưu văn hóa Phố cổ Hà Nội, Nam Định, Tuyên Quang, Yên Bái., Lào Cai, Hà Nội tới các nước Thái Lan, LB Nga, Myanmar, Han Quốc.. được cộng đồng trong nước và quốc tế đón nhận và hoan nghênh. Phối hợp với Hội Di sản Văn hóa Thăng Long - Hà Nội và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học và Liên hoan nghi lễ Chầu văn Hà Nội năm 2012, năm 2013 và Liên hoan Văn hóa thờ Mẫu Hà Nội các năm từ 2014 đến 2017.

IV. Công tác đối ngoại

Trung tâm đã tổ chức thuyết trình giới thiệu kết hợp trình diến tại Trung tâm Văn hóa Pháp tại Hà Nội (L’Espace) “Lên đồng - Bảo tàng sống của Văn hóa Việt” và “ Trình diễn Nghệ thuật Chầu văn”; giao lưu, trao đổi đoàn giữa Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn Văn hóa Tín ngưỡng Việt Nam với Chi hội Folklore Châu Á, Hội Bảo tồn Seoul Saenam Gut Bojnhoe , Hàn Quốc ( 4 lần ); tham gia trình diễn, giới thiệu Hầu đồng trong Liên hoan Văn hóa thế giới tại thành phố Gannat (Cộng hòa Pháp), Thái Lan ( 2 lần ), Malaysia, Ấn Độ với nhiều hoạt động trình diễn, thuyết trình minh họa, chiếu phim, diễu hành.. được các Ban tổ chức và dư luận bạn đánh giá tốt. Nhân kỷ niệm 1 năm ngày Văn hóa tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam Phủ của người Việt được UNESCO công nhận là di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, được tạo điều của Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga. Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn Văn hóa tín ngưỡng Việt Nam đã tổ chức buổi Tọa đàm giới thiệu về di sản Văn hóa này tới bạn bè Nga và Cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống, học tập và kinh doanh tại LB Nga .

V. Các hoạt động khác

Ngày 6 tháng 12 năm 2016, Trung tâm thành lập Ban Từ Thiện. Tuy mới thành lập nhưng Ban đã hoạt động rất hiệu quả. Được sự đồng ý cho phép của Ban Tôn giáo Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị. Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn Văn hóa Tín ngưỡng Việt Nam đã phối hợp cùng Niệm Phật đường Lương Lễ và Ủy ban nhân dân xã Hải Trường (Hải Lăng, Quảng Trị) đã tổ chức Đại Lễ cầu siêu các anh hùng liệt sỹ. liệt sỹ và Trao quà từ thiện, trao tặng sổ tiết kiệm và quà cho các gia đình thương binh - liệt sĩ, Bà mẹ Việt Nam anh hùng, các gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và bị ảnh hưởng chất độc da cam của xã Hải Trường, huyện hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Trong 2 năm Ban Từ thiện đã vận đông quyên góp và tổ chức trao quà Từ thiện tại Quảng Bình, huyện Mèo Vạc tỉnh Hà Giang, Trạm Tấu tỉnh Yên Bái và huyện Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng.

VI. Công tác Thi đua -Khen thưởng:

Trong đợt I - 2015 Nhà nước ghi nhận và phong tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú văn hóa phi vật thể, riêng Trung tâm có 05 hội viên CLB ( có 2 cung văn) Trong dịp xét đợt II - 2018 được Hội đồng cấp Bộ đệ trình Hội đồng Nhà nước xét tặng Nghệ nhân ưu tú có 7 hội viên CLB ( có 2 cung văn). 60 hội viên được Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian. Cụ Nguyễn Văn Tiến, Phó chủ nhiệm CLB được Bộ trưởng Bộ VHTT&DL tặng Kỷ niệm chương “ Vì sự nghiệp Văn hóa, Thể thao và Du lịch”. GS-TS Ngô Đức Thinh, Giám đốc Trung tâm được nhận giải thưởng Nhà nước về Văn học- Nghệ thuật năm 2017. Trung tâm và nhiều cá nhân đã được Hội Di sản Văn hóa Việt Nam cấp Bằng khen.

VII. Kết luận:

Những hoạt động của Trung tâm, một mặt, đã góp phần giúp xã hội và các cơ quan quản lý nhà nước có nhìn nhận đúng hơn về Tín ngưỡng Thờ Mẫu; nhưng trước hết giúp cộng đồng thực hành tự điều chỉnh hoạt động của mình, từng bước chuẩn hóa nghi lễ cho đúng với truyền thống, đúng với pháp luật và loại bỏ những lợi dụng, trục lợi làm sai lệch các giá trị văn hóa của Đạo Mẫu. Kết quả hoạt động nghiên cứu khoa học và những bài học rút ra từ thực tế của Trung tâm và Câu lạc bộ đã đóng góp tích cực vào việc Hồ sơ "Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt" được UNESCO công nhân là di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Để có được thành tích trên, các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu cùng cộng đồng đã cố gắng nỗ lực nhiều mới có được những kết quả bước đầu. Trung tâm chỉ đạo thực hiện Công văn số 3146/BVHTTDL-DSVH, ngày 25/7/2017 của Bộ VHTTDL triển khai Chương trình hành động quốc gia bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt. Nhấn mạnh phải có những hành động thiết thực nhằm định hướng bảo tồn và phát huy bền vững những giá trị truyền thống, nét đẹp văn hóa của tín ngưỡng thờ Mẫu, ngăn chặn các hiện tượng biến tướng, mê tín dị đoan, lãng phí trong thực hành di sản. Đánh giá Di sản Tín ngưỡng thờ Mẫu sau 02 năm được Vinh danh../.

Phạm Tứ - Phó giám đốc / Chủ nhiệm Câu lạc bộ

Nguồn Văn Hiến: http://vanhien.vn/news/10-nam-xay-dung--truong-thanh-cua-trung-tam-nghien-cuu-va-bao-ton-van-hoa-tin-nguong-viet-nam--30-10-2008--30-10-2018-64632