10 phát minh vĩ đại của người TQ khiến hậu thế ngưỡng mộ

Những phát minh quan trọng của người Trung Quốc cổ đại không chỉ làm thay đổi cuộc sống hàng ngày của con người mà còn ảnh hưởng sâu sắc tới tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại.

 Rèn sắt (1050 TCN – 256 TCN): Các bằng chứng khảo cổ phát hiện được cho thấy kỹ thuật rèn sắt đã được phát triển ở Trung Quốc từ đầu thế kỷ thứ 5 TCN vào thời nhà Chu (1050 TCN – 256 TCN). Đến thời Xuân Thu Chiến Quốc, nhiều cuộc chiến tranh liên miên đã tạo nên một giai đoạn hưng thịnh cho ngành luyện sắt. Đến thời nhà Hán (202 TCN – 220 SCN), triều đình đã độc quyền ngành rèn sắt này và sau đó đạt đến một trình độ điêu luyện về rèn luyện vũ khí và đồ gia dụng.

Rèn sắt (1050 TCN – 256 TCN): Các bằng chứng khảo cổ phát hiện được cho thấy kỹ thuật rèn sắt đã được phát triển ở Trung Quốc từ đầu thế kỷ thứ 5 TCN vào thời nhà Chu (1050 TCN – 256 TCN). Đến thời Xuân Thu Chiến Quốc, nhiều cuộc chiến tranh liên miên đã tạo nên một giai đoạn hưng thịnh cho ngành luyện sắt. Đến thời nhà Hán (202 TCN – 220 SCN), triều đình đã độc quyền ngành rèn sắt này và sau đó đạt đến một trình độ điêu luyện về rèn luyện vũ khí và đồ gia dụng.

Gốm sứ (581 – 618): Đồ sứ là một phát minh vĩ đại khác vào thời Trung Hoa cổ đại. Được biết, đồ sứ xuất hiện lần đầu tiên vào triều đại nhà Thương (1600 TCN – 1046 TCN) và phát triển mạnh vào triều đại nhà Đường (618 – 906). Đến thời nhà Tống (960 – 1279) công nghệ sản xuất đồ sứ đã đạt đến đỉnh cao rực rỡ về độ tinh xảo, kiểu dáng, hoa văn, các loại men và kỹ thuật chế tác. Sản phẩm này sau đó đã được phổ biến khắp thị trường thế giới thông qua Con Đường Tơ Lụa.

Thuật châm cứu (2.300 năm trước): Căn cứ theo cuốn “Hoàng đế Nội kinh” của Trung Quốc, châm cứu đã được sử dụng rộng rãi như một phương pháp trị liệu ở đất nước này từ rất lâu, thậm chí trước khi được ghi chép trong sách vở. Ngoài ra, khá nhiều loại kim châm cứu đã được phát hiện trong lăng mộ của Trung Sơn Tĩnh vương – Lưu Thắng; ông mất vào khoảng 200 năm TCN. Đây là bằng chứng rõ ràng cho thấy châm cứu đã được sử dụng ở Trung Quốc hơn 2.000 năm trước. Đến thế kỉ 16, châm cứu bắt đầu được truyền bá rộng rãi sang châu Âu. Sau năm 1949, khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành lập, châm cứu được phát triển nhanh chóng. Có thể thấy mặc dù đã ra đời cách đây khá lâu nhưng cho đến ngày nay thuật châm cứu Trung Quốc vẫn không hề mất đi giá trị, thậm chí còn ngày càng được mọi người trên thế giới tin dùng.

Tên lửa (năm 228): Người Trung Quốc đã chế tạo ra tên lửa bằng cách đốt cháy thuốc súng để tạo phản lực cần thiết. Theo những ghi chép trong lịch sử, vào năm 228, binh lính dưới thời nhà Ngụy đã sử dụng những mũi tên gắn đuốc để bảo vệ quận Trần Thương chống lại quân xâm lược Thục Hán. Đến thời nhà Tống (960-1279), thuốc súng đã được sử dụng để chế tạo tên lửa. Một cuộn giấy được nhồi thuốc súng sẽ được gắn vào một mũi tên và người ta sẽ sử dụng nó để bắn về phía kẻ địch. Được biết, loại tên lửa cổ đại này cũng như các phiên bản cải tiến của nó đã được sử dụng rộng rãi trong các hoạt động quân sự và giải trí ở Trung Quốc.

Kỹ thuật đúc đồng (năm 1700 TCN): Kỹ thuật đúc đồng đã phát triển mạnh mẽ ở Trung Hoa dưới triều đại nhà Thương (1600 – 1046 TCN) và nhà Chu (1046-256 TCN). Vào thời đó, đồng chủ yếu được sử dụng chủ yếu để chế tạo vũ khí, công cụ, đồ dùng và lư thờ cúng. So với các vùng khác trên thế giới, đồ đồng Trung Quốc nổi bật với các hình chạm và hoa văn trang trí tinh xảo.

Ô dù (1.700 năm trước): Việc phát minh ra ô dù có thể được truy nguồn về quá khứ 3.500 năm trước đây tại Trung Quốc. Theo truyền thuyết, Lỗ Bản – một người thợ mộc đã chế tạo ra chiếc dù sau khi nhìn thấy những đứa trẻ lấy lá sen để che mưa. Chiếc dù do ông chế tạo có một cái khung mềm dẻo và được phủ lên trên bằng một tấm vải.

Công cụ gieo hạt (3500 năm trước): Công cụ gieo hạt là một thiết bị giúp gieo hạt xuống đất với độ sâu đồng đều rồi bao phủ bằng đất. Nếu không có công cụ này, những người nông dân sẽ phải gieo hạt bằng tay, dẫn tới tình trạng lãng phí và sinh trưởng không đồng đều. Theo ghi chép, thiết bị gieo hạt đã bắt đầu được những người nông dân Trung Quốc sử dụng từ thế kỷ thứ 2 TCN. Thiết bị này đã giúp công việc đồng áng trở nên dễ dàng hơn và cải thiện đáng kể sản lượng cây trồng.

Đồng hồ cơ khí (năm 725): Chiếc đồng hồ cơ khí đầu tiên được chế tạo bởi nhà sư Nhất Hạnh vào năm 725. Nó vận hành bằng cách nhỏ nước làm quay các bánh răng và hoàn tất trọn vẹn một vòng quay trong 24 giờ. Hàng trăm năm sau đó, kỹ sư Tô Tụng (1020-1101) đã phát triển một chiếc đồng hồ tinh vi hơn vào năm 1092, khoảng 200 năm trước khi đồng hồ cơ khí được xuất hiện ở Châu Âu.

Bàn chải đánh răng (năm 1498): Người Trung Quốc đã chế tạo ra chiếc bàn chải đầu tiên vào năm 1498 bằng cách gắn lông ngựa thô vào tay cầm bằng xương hoặc tre. Loại bàn chải này sau đó đã được người Châu Âu truyền sang Tân thế giới.

Tiền giấy (Thế kỷ 9): Những tờ tiền giấy đầu tiên đã được phát minh bởi người Trung Quốc cổ đại vào cuối thế kỷ 8 hoặc đầu thế kỷ 9 SCN. Lúc đầu chúng được sử dụng như một loại chi phiếu ghi nợ hoặc trao đổi cá nhân. Một thương nhân gửi tiền và nhận được một tờ giấy “chứng nhận trao đổi” mà có thể dùng để đổi lấy những đồng xu kim loại ở các thành phố khác. Trên thực tế người Trung Quốc là tác giả của vô số các phát minh đã giúp định hình lịch sử nhân loại. Nếu thiếu những phát minh này của người Trung Quốc cổ đại, nhân loại sẽ mất thêm nhiều thế kỷ nữa trước khi có thể phát triển đến giai đoạn hiện nay.

Theo Sơn Tùng/Dân Việt

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/10-phat-minh-vi-dai-cua-nguoi-tq-khien-hau-the-nguong-mo-1134771.html