14 hiện tượng siêu hiếm gặp mà bạn có thể chưa từng biết tới

Thiên nhiên ẩn chứa những điều thật kỳ bí, và đây là những hiện tượng vô cùng hiếm gặp mà có thể bạn chưa từng nghe nói tới.

1. Sao chổi Hale Bopp được nhìn thấy phía trên vòng tròn đá cổ xưa của Stonehenge

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Sao chổi Hale-Bop quay quanh mặt trời vào năm 1997 và trở thành một trong những sao chổi sáng nhất trong lịch sử. Đó là một "món quà" lâu dài, vì nó có thể được nhìn thấy bằng mắt thường trong hơn 18 tháng (một kỷ lục).

2. Lỗ mây - vòng tròn mở ra thiên đàng

Hãy tưởng tượng rằng vào một ngày lạnh lẽo và đường chân trời đầy mây dày đặc, đột nhiên, bạn thấy một cái lỗ khổng lồ mà bạn có thể nhìn xuyên qua bầu trời. Hiện tượng này được gọi là lỗ mây. Nó xảy ra khi một số lượng lớn các tinh thể băng nhỏ vỡ vào lớp mây khiến các giọt nước bay hơi. Dù được giải thích bằng các định luật vật lý nhưng hiện tượng này vẫn vô cùng kỳ diệu.

3. Cầu vồng sương mù trông giống như cầu vồng bạch tạng

Khi nhìn thấy hiện tượng này, bạn có thể nghĩ rằng mình đã mất khả năng phân biệt màu sắc. Hãy bình tĩnh và tận hưởng ngắm nhìn nó, một cầu vồng sương mù giống như "anh em" với cầu vồng bạch tạng. Thay vì được tạo thành từ những giọt nước, nó được tạo thành từ những hạt sương nhỏ. Vì chúng nhỏ hơn nên chỉ phản ánh được màu trắng khiến cho hiện tượng này trông khá ma quái và bí ẩn.

4. Dung nham trên bãi biển Hawaii

Vào tháng 5/2018, núi lửa Kilauea ở Hawaii đã nổ tung. Nó bắt đầu phun tro bụi lên không trung và phun ra những vòi dung nham dày đặc đến Thái Bình Dương. Nó cũng di chuyển rất xa, phá hủy hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất ở Hawaii. Nó cũng lan đến các bãi biển, lấp đầy vịnh Kapoho và mở rộng vùng đất mới gần một dặm xuống biển.

5. Sao chổi West gần Mặt trời năm 1976

Sao chổi West được mô tả là một trong những vật thể sáng nhất đi qua hệ mặt trời vào năm 1976. Hạt nhân của nó tách thành 4 mảnh, mang đến một hình ảnh ngoạn mục về chiếc đuôi dài của nó. Vào thời điểm đó, đây là một trong số rất ít các vụ vỡ sao chổi được quan sát thấy.

6. Dòng chảy Pyroclastic tạo ra sét núi lửa

Khi một ngọn núi lửa phun trào, nó tỏa ra dòng chảy pyroclastic, một dòng khí nóng và tro tàn di chuyển nhanh. Đôi khi, các vật liệu này trộn lẫn và kết hợp với nhiệt độ cực cao tạo ra một màn trình diễn ánh sáng đáng kinh ngạc.

7. Cầu vồng thác nước hiếm gặp ở Công viên quốc gia Yosemite

Chỉ có một vài người may mắn được chứng kiến trực tiếp cảnh tượng thác nước Fallveve tại Công viên quốc gia Yosemite biến thành cầu vồng. Đây là một ví dụ tuyệt vời về hiện tượng xảy ra khi ánh sáng mặt trời phản chiếu trên các giọt nước. Những hình ảnh này trông như được chỉnh sửa nhưng thiên nhiên thực sự tràn ngập màu sắc và trí tưởng tượng.

8. Sóng đông lạnh được phát hiện trên bờ biển Croatia

Một cơn bão dữ dội đã quật ngã những con sóng quái vật này, sau đó chúng đóng băng ở nhiệt độ dưới 0 vào năm 2012. Điều này khiến cho bờ biển Senj, Croatia được bao phủ trong những lớp băng cứng trông giống như kem.

9. Sa mạc "hồi sinh" và nở hoa

Hiện tượng "siêu nở hoa" ở California thường xảy ra khoảng 10 năm 1 lần. Hiện tượng này đòi hỏi một "cơn bão" hoàn hảo của các điều kiện: mưa ổn định, nhiệt độ ấm áp và gió thấp. Sa mạc sẽ biến thành một bức tranh đầy màu sắc khi hàng ngàn bông hoa dại nở rộ cùng một lúc. Một món quà tuyệt vời của thiên nhiên!

10. Siêu trăng máu mọc lên phía sau ngôi đền Parthenon vào năm 2018

Nguyệt thực toàn phần mà là siêu trăng là hiện tượng tương đối hiếm. Trong thế kỷ 21, có 87 lần xảy nguyệt thực toàn phần, trong đó chỉ có 28 là siêu trăng. Những người quan sát bầu trời có thể nhìn thấy một siêu trăng "sưng phồng" và nguyệt thực kết hợp lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ, mặt trăng lúc này được tắm trong ánh sáng đỏ rực.

11. Mây bong bóng

Nếu chúng ta thấy bầu trời tỏa sáng như thể có những bong bóng xà phòng khổng lồ trôi nổi thì không phải là chúng ta đang gặp ảo giác, mà đang chứng kiến những đám mây bong bóng. Hiện tượng này chỉ xảy ra khi những giọt nước rất đồng đều làm nhiễu xạ ánh sáng hoàng hôn.

12. Himalaya xuất hiện lần đầu tiên sau 30 năm

Vào tháng 4/2020, mức độ ô nhiễm giảm mạnh đã khiến hình ảnh về dãy núi Dhauladhar lộng lẫy trở lại. Đây là một phần của dãy núi Himalaya và bây giờ chúng ta có thể được quan sát được thậm chí từ Jalandhar - cách đó 143 dặm.

13. Tuyết rơi vào mùa xuân ở Tokyo

Nhìn thấy tuyết ở Tokyo là khá đặc biệt, nhưng điều làm cho nó thực sự đáng ngạc nhiên là nó đã xảy ra vào tháng Tư trong khi hoa anh đào nở rộ. Tokyo có tuyết khoảng 7.6 lần mỗi mùa, chủ yếu vào tháng 1 và tháng 2. Và đây là đợt tuyết rơi mùa xuân đầu tiên sau 32 năm.

14. Hoàng hôn nửa đêm phản chiếu trong một thác nước ở Iceland

Trong những tháng mùa hè ở Iceland, mặt trời vẫn có thể nhìn thấy vào nửa đêm theo giờ địa phương và chúng ta có thể chiêm ngưỡng hoàng hôn vào lúc 1h30. Trong ảnh này, chúng ta có thể thấy ánh hoàng hôn chiếu sáng ở độ cao 196 feet của thác nước Seljalandsfoss, thật ngoạn mục!

Theo H.M/Phụ nữ Việt Nam

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/14-hien-tuong-sieu-hiem-gap-ma-ban-co-the-chua-tung-biet-toi/20200709124634311