15 thực phẩm không bao giờ được bảo quản trong tủ lạnh

Các loại rau củ như cà chua, húng quế, tỏi … hay các loại thực phẩm như bánh mì, cà phê… sẽ bị mất chất, thay đổi thuộc tính hoặc thậm chí chuyển sang độc tố khi bảo quản trong tủ lạnh.

Bánh mì: Khi để trong tủ, bánh mì sẽ hút không khí lạnh trong tủ, hoặc sẽ bị ỉu và thay đổi mùi vị, hoặc sẽ bị khô, cứng lại. Cách bảo quản bánh mì tốt nhất là để trong một chiếc túi có lỗ thoát khí ở không gian phòng bình thường sẽ được lâu hơn bảo quản trong tủ lạnh.

Bánh mì: Khi để trong tủ, bánh mì sẽ hút không khí lạnh trong tủ, hoặc sẽ bị ỉu và thay đổi mùi vị, hoặc sẽ bị khô, cứng lại. Cách bảo quản bánh mì tốt nhất là để trong một chiếc túi có lỗ thoát khí ở không gian phòng bình thường sẽ được lâu hơn bảo quản trong tủ lạnh.

Khoai tây: Nhiệt độ lạnh sẽ làm phá vỡ lớp tinh bột vốn có trong khoai tây, làm chúng trở nên sạn và có vị ngọt khó chịu. Cách tốt nhất để bảo quản khoai tây là nơi có nhiệt độ mát, tối.

Mật ong có thể bị kết tinh và vón cục nếu được tích trữ trong tủ lạnh. Nhiệt độ phòng là môi trường lý tưởng để bảo quản mật ong, giúp chúng giữ được độ dẻo và vị ngọt hoàn hảo nhất.

Cà phê: Độ ẩm trong tủ lạnh có thể gây ra sự tích tụ hơi nước trong các hạt cà phê, làm mất đi mùi vị vốn có của cà phê. Cách tốt nhất là bảo quản cà phê trong các hộp kín ở nhiệt độ phòng.

Cà chua: Việc tích trữ cà chua trong ngăn chứa rau củ quả có thể khiến cà chua bị ủng và thối. Hãy để cà chua ở nhiệt độ phòng bình thường. Nếu cà chua quá chín, hãy làm chúng thành mứt hoặc nước sốt cà chua trước khi đem bảo quản trong tủ lạnh.

Hành tây để trong tủ lạnh dễ làm chúng bị thối, nũng vì môi trường ẩm ướt và thiếu sự lưu thông không khí. Cách tốt nhất để bảo quản hành tây là để chúng vào những vị trí tránh ánh nắng mặt trời.

Tỏi: Cũng như hành tây, tỏi nên được bảo quản ở những nơi khô thoáng và chỉ sử dụng trong vòng 10 ngày đối với những tỏi đã bóc vỏ.

Húng quế: Các loại rau thơm như húng quế, ngò thơm có tính chất hấp thụ các mùi xung quanh khiến chúng không còn mùi vị như lúc ban đầu. Bên cạnh đó, những loại rau này cũng dễ héo và khô khi để trong tủ lạnh.

Các loại nước sốt cay (tương ớt): Trong nước sốt cay có chứa sẵn đường, giấm và muối là những chất bảo quản tuyệt vời. Hương vị và chất lượng của tương ớt có thể được giữ nguyên tới 3 năm nếu bạn lưu trữ chúng trong tủ bếp thay vì tủ lạnh.

Dưa hấu: Theo nghiên cứu, dưa hấu sẽ mất một số chất chống oxy hóa như lycopene và beta-carotene khi bảo quản trong tủ lạnh. Bạn hãy đặt dưa hấu trên bàn ở nhiệt độ phòng để duy trì các chất chống oxy hóa này.

Chuối: Nhiệt độ của tủ lạnh sẽ làm chậm quá trình chín của chuối. Hơn nữa, nếu chuối được để trong tủ lạnh, vỏ chuối sẽ chuyển sang màu đen hoặc nâu xấu xí. Ngoài ra, nếu nhiệt độ lạnh quá cao, có thể khiến chuối bị mềm nhũn và ăn có vị hơi cay.

Nước mắm không nên bảo quản trong tủ lạnh, bởi nó gây mùi cũng như dễ phát sinh vi khuẩn. Đối với mỗi lần sử dụng, nên lấy ra lượng nước mắm vừa đủ và bỏ đi phần thừa, không nên tích trữ trong tủ lạnh.

Quả bơ: Khi mua bơ, bạn nên chọn những quả bơ cứng, chắc và để chúng tự chín dần theo thời gian. Tuy nhiên, đối với loại bơ này nếu tích trữ trong tủ lạnh, bơ sẽ lâu chín và giảm hương vị vốn có của nó. Bơ sẽ rắn lại và không còn vị ngon, bùi như những quả bơ được bảo quản ở nhiệt độ phòng và ăn ngay khi chín.

Dầu oliu, dầu dừa: Việc cất trữ dầu oliu và dầu dừa trong tủ lạnh sẽ làm chúng ngưng tụ và chuyển sang thể rắn như sáp khiến bạn khó dùng hơn vì mất công rã đông. Hãy cất chúng ở nơi thoáng mát và cố gắng đừng để lâu hơn 6 tháng.

Dăm bông: Chất béo và nước có trong dăm bông kết hợp với nhiệt độ thấp làm cho dăm bông nhanh hỏng hơn. Vì vậy không nên để thịt dăm bông bảo quản trong tủ lạnh.Ảnh: Internet.

Thảo Nguyên (Theo RD)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/khoe-dep/15-thuc-pham-khong-bao-gio-duoc-bao-quan-trong-tu-lanh-1129391.html