30 ngày đỉnh cao của nghệ thuật quân sự Việt Nam trong trận chiến Điện Biên Phủ

Đợt tiến công thứ hai vào tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ diễn ra trong 30 ngày, từ ngày 30/3/1954 đến ngày 30/4/1954, quân ta không tiến đánh một vị trí đơn lẻ mà nổ súng tiến công trên toàn mặt trận, sử dụng nhiều chiến thuật, vừa tiến công vừa phòng ngự, khiến khu trung tâm Điện Biên Phủ đã nằm trong tầm bắn các loại súng của ta, quân địch rơi vào tình trạng bị động, mất tinh thần cao độ.

Trong đợt tấn công thứ 2, ta tập trung ưu thế binh – hỏa lực đánh chiếm đồng thời các cao điểm phía Đông, theo phương châm không tiến đánh một vị trí đơn lẻ mà nổ súng tiến công trên toàn mặt trận, sử dụng nhiều chiến thuật, vừa tiến công vừa phòng ngự. Trong ảnh: Cuộc chiến đấu các liệt diễn ra trên khu vực đồi C. (Nguồn: Tư liệu TTXVN)

Trong thời gian mở đợt tấn công thứ 2, quân ta vừa dùng lực lượng nhỏ vây ép đánh lấn dưới mặt đất, vừa bắn máy bay, triệt nguồn tiếp tế, tiếp viện của địch. (Nguồn: Tư liệu TTXVN)

Đợt tiến công kéo dài trong 30 ngày, từ ngày 30/3/1954 đến ngày 30/4/1954, là trận đánh có quy mô lớn nhất, dai dẳng, kéo dài nhất, ác liệt nhất, giằng co giữa ta và địch. Trong ảnh: Cuộc chiến đấu các liệt diễn ra trên khu vực đồi C. (Nguồn: Tư liệu TTXVN)

Chiến sĩ xung kích của ta cắt các hàng rào giây thép gai mở đầu cho cuộc tấn công vào các vị trí của địch ở khu vực đồi C. (Nguồn: Tư liệu TTXVN)

Các chiến sĩ xung kích của ta tấn công một vị trí của địch trên khu vực đồi C. (Nguồn: Tư liệu TTXVN)

Bị tấn công, địch ở các vị trí khu đồi C chạy toán loạn, chiến sĩ xung kích của ta ở dưới các giao thông hào dùng súng trường bắn tỉa địch. (Nguồn: Tư liệu TTXVN)

Các chiến sĩ xung kích của ta tấn công một vị trí của địch trên khu đồi C. (Nguồn: Tư liệu TTXVN)

Ngày 14/41954, ta tấn công một vị trí phía Bắc sân bay Mường Thanh và tiêu diệt một đại của địch. (Nguồn: Tư liệu TTXVN)

Các đơn vị xung kích tấn công sân bay Mường Thanh. (Nguồn: Tư liệu TTXVN)

Đại bác của ta yểm trợ cho đội xung kích tiến sâu vào sân bay Mường Thanh. (Nguồn: Tư liệu TTXVN)

Xe tăng 18 tấn của địch phản công nhưng đã bị pháo của ta bắn trúng tại sân bay Mường Thanh. (Nguồn: Tư liệu TTXVN)

Ngày 22/4/1954, quân ta bất ngờ tấn công vị trí 206 và tiêu diệt hoàn toàn vị trí này, đây là vị trí cuối cùng ở phía Tây sân bay Mường Thanh. (Nguồn: Tư liệu TTXVN)

Chiến sĩ công binh cắt hàng rào dây thép gai, mở đường cho chiến sĩ xung kích tấn công tiêu diệt vị trí 206. (Nguồn: Tư liệu TTXVN)

Trận chiến đấu ác liệt tại vị trí 206. (Nguồn: Tư liệu TTXVN)

Quân đội ta áp dụng thành công chiến thuật "đánh dúi", đào chiến hào, bí mật áp sát vào tận sâu trong đồn địch đến quân Pháp có cảm giác bộ đội ta như "từ dưới đất chui lên" ngay giữa đồn địch. (Nguồn: Tư liệu TTXVN)

Ngày 22/4/1954, vị trí 206 bị quân đội ta tiêu diệt, quân địch còn sống sót giơ tay xin hàng. (Nguồn: Tư liệu TTXVN)

Xe tăng của địch yểm trợ cho khu trung tâm bị quân đội ta tiêu diệt, quân địch trên xe đã xin hàng. (Nguồn: Tư liệu TTXVN)

Sau đợt tấn công thứ 2, khu trung tâm Điện Biên Phủ đã nằm trong tầm bắn các loại súng của ta, quân địch rơi vào tình trạng bị động, mất tinh thần cao độ. (Nguồn: Tư liệu TTXVN)

Minh Nhật

Nguồn TG&VN: https://baoquocte.vn/30-ngay-dinh-cao-cua-nghe-thuat-quan-su-viet-nam-trong-tran-chien-dien-bien-phu-266972.html