4 bệnh về răng miệng thường gặp ở trẻ, bố mẹ không nên bỏ qua

Một số bệnh răng miệng ở trẻ nếu được phụ huynh phát hiện sớm thì sẽ giúp hình thành hệ răng chắc khỏe cho con trước khi bước vào tuổi trưởng thành.

Bệnh răng miệng ở trẻ có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là do sở thích ăn uống như: Ăn nhiều đồ ngọt, bánh, kẹo, nước ngọt có ga và cách vệ sinh răng miệng không thường xuyên và đúng cách ở trẻ.

Theo đó, các bệnh về răng miệng khó khiến trẻ cảm thấy rất khó chịu và mệt mỏi trong vấn đề ăn uống cũng như một số bệnh lý khá nguy hiểm khác. Vì thế, bài viết dưới đây sẽ đưa ra một số bệnh về răng miệng thường gặp ở trẻ mà bố mẹ cần biết.

Viêm loét miệng (nhiệt miệng)

Theo đó, tình trạng bệnh xuất phát từ việc ăn nhiều các thực phẩm chứa gia vị, có tính axit, chấn thương nhỏ ở miệng gây rối loạn đường ruột và suy giảm hệ miễn dịch. Thường thì bệnh sẽ tự hết sau 1 - 2 tuần nhưng lại có thể tái đi tái lại nếu bố mẹ không có cách chăm sóc đúng cách.

Dấu hiệu khi bị nhiệt miệng là phần niêm mạc miệng trong má, vòm miệng hoặc bề mặt lưỡi xuất hiện những vết loét màu trắng ngà, xung quanh viền vết loét có thể có màu đỏ. (Ảnh minh họa: Internet)

Sâu răng - mòn men răng

Sâu răng là căn bệnh tiêu hủy hóa cấu trúc vôi hóa tinh thể canxi của men răng và ngà răng, tạo ra lỗ hổng do vi khuẩn gây ra dẫn đến viêm tủy răng làm bé đau nhức và có thể sốt. Theo đó, bé bị sâu răng sữa là do ăn quá nhiều đồ ngọt, không đánh răng trước và sau khi ngủ dậy, điều này sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn hoạt động, dẫn đến tình trạng sâu răng.

Ngoài ra, đây còn là bệnh lý rất thường gặp ở trẻ và gây ảnh hưởng trược tiếp đến sinh hoạt hàng ngày. Lúc này, bố mẹ cần đưa con đến gặp nha sĩ để được thăm khám và điều trị tốt nhất, giúp trẻ giảm đau nhức và các tổn thương mô răng.

Nấm miệng

Khi bị nấm miệng, phần lưỡi của trẻ sẽ xuất hiện những mảng màu trắng và những vết loét đỏ sẽ xuất hiện trên môi, trên vòm miệng, niêm mạc miệng. Theo đó, nguyên nhân gây bệnh có thể từ các yếu tố tác động bên ngoài như: Suy giảm hệ miễn dịch, sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài, viêm đường tiết niệu. Ngoài ra, tuy nấm miệng không gây đau đớn nhưng lại khiến trẻ bị hôi miệng, gây mặc cảm về tâm lý khi giao tiếp.

Nấm miệng không phải là căn bệnh nguy hiểm những lại dẫn đến tình trạng hôi miệng khiến bé mất tự tin khi tiếp xúc với mọi người xung quanh. (Ảnh minh họa: Internet)

Răng "khôn" mọc muộn

Khi trẻ rụng răng sữa từ 6 tháng đến một năm cũng chưa thấy răng vĩnh viễn mọc lên thì có thể do răng mọc ngầm đã chặn hướng răng vĩnh viễn. Đồng thời, cũng có thể do răng mọc lạc chỗ, chấn thương do va đập làm ảnh hưởng đến mầm răng vĩnh viễn.

Bệnh nha chu

Nha chu là bệnh viêm quanh răng, hư và teo vùng quanh răng… Theo đó, viêm nướu và viêm răng là hai chứng bệnh quan trọng nhất. Trường hợp mắc viêm nướu thì phần nướu răng sẽ trở nên sưng đỏ, dễ chảy máu, đặc biệt là khi đánh răng.

Lúc này, nếu không kịp thời phát hiện bệnh thì sẽ trở thành mãn tính và chuyển thành viêm quanh răng. Trong trường hợp không điều trị đúng mức thì xương, dây chằng quanh răng cũng bị tiêu hủy dần và có thể dẫn đến tình trạng rụng răng ở trẻ.

Nam Phong

Nguồn PNSK: http://phunusuckhoe.vn/4-benh-ve-rang-mieng-thuong-gap-o-tre-bo-me-khong-nen-bo-qua-c21a297149.html