4 cách lấy cao răng từ thiên nhiên bạn nên biết

4 cách dưới đây có thể giúp bạn loại bỏ tình trạng cao răng tại nhà hiệu quả.

Tại sao phải lấy cao răng?

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Cao răng có thể dẫn đến các bệnh như viêm lợi với các biểu hiện đánh răng chảy máu, miệng có mùi hôi. Cao răng cũng có thể gây viêm nha chu dẫn đến tiêu xương làm răng bị đau, ê buốt khi ăn uống, nặng hơn có thể gây lung lay và rụng răng. Ngoài ra, cao răng còn gây ra viêm tủy ngược dòng. Vi khuẩn trong mảng cao răng cũng là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh ở niêm mạc miệng (viêm niêm mạc miệng, áp-tơ mà dân gian vẫn gọi là bệnh lở miệng), bệnh ở vùng mũi họng (viêm amidan, viêm họng), bệnh tim mạch. Vì vậy, có nhiều lý do để phải lấy cao răng:

- Thứ nhất, độc tố của vi khuẩn trong mảng cao răng gây ra viêm. Từ phản ứng viêm này gây ra hiện tượng tiêu xương ở răng làm cho lợi mất chỗ bám dẫn đến càng ngày răng càng dài, để lộ ra vùng xương răng không được tổ chức quanh răng bảo vệ. Bệnh nhân sẽ thấy xuất hiện cảm giác ê buốt khó chịu.

- Thứ hai, chiều dài chân răng là không thay đổi, nên khi xương càng tiêu nhiều thì độ dài chân răng nằm trong xương càng ngắn lại dẫn đến răng lung lay và quá trình tiêu xương càng diễn ra nhanh hơn.

- Thứ ba, tiêu xương sinh lý là quá trình không thể tránh khỏi theo thời gian và việc làm cho xương không bị tiêu là một việc không tưởng. Do đó, duy trì xương ở mức độ ổn định và vô cùng quan trọng.

Do những ảnh hưởng này mà cao răng cần được lấy sạch. Tốt nhất nên kiểm tra các mảng bám răng định kỳ 3 – 6 tháng/lần. Không nên đợi có cao răng mới đi lấy, vì khi cao răng hình thành thì đã gây ra tổn thương và để lại hậu quả.

Có thể khi lấy cao răng sẽ có cảm giác ê buốt (không phải là đau), chảy máu nhiều hay ít tùy thuộc tình trạng cao răng và mức độ nhạy cảm của từng người. Sau khi lấy cao răng xong, sẽ có cảm giác ê buốt khi uống nước nóng lạnh.. cảm giác này sẽ hết sau vài ngày.

Baking soda và muối

Đây là cách loại bỏ cao răng đơn giản nhưng hiệu quả. Trộn 1 muỗng canh baking soda với một chút muối và phết lên bàn chải đánh răng của bạn. Ngoài ra, hãy thêm một chút kem đánh răng rồi chà răng. Tuy nhiên, không nên áp dụng quá nhiều lần một tuần vì nó có thể dẫn đến tổn thương men răng.

Vỏ cam

Bạn có thể trực tiếp dùng vỏ cam chà xát răng trong 2-3 phút và súc miệng bằng nước ấm sau đó. Lặp lại nhiều lần trong tuần.

Đầu tiên, trộn 1 thìa cà phê nước cốt chanh cùng một chút muối rồi ngậm trong miệng khoảng 2 -3 phút. Sau đó, dùng lưỡi để hỗn hợp chạm hết vào các kẽ răng, rồi súc miệng lại với nước sạch.

Lưu ý, chỉ nên thực hiện cách lấy cao răng bằng muối và chanh từ 1 đến 2 lần một tuần, vì trong thành phần của chanh có chứa axit, rất dễ gây bào mòn men răng và gây nên cảm giác ê buốt, vì vậy bạn không nên lạm dụng nhiều.

Dấm

Nguyên liệu: Dấm, muối, nước ấm.

Cách làm: Pha lẫn ba nguyên liệu với nhau, ngậm từ 1 – 3 phút trong miệng, sau đó đánh răng như bình thường. Hỗn hợp này cũng có tác dụng rõ rệt trong việc loại bỏ cao răng, các vi khuẩn có hại và hơi thở không thơm tho.

Muối

Nguyên liệu: Muối tinh.

Cách làm: Pha loãng muối với nước tinh khiết, dùng súc miệng hằng ngày. Nước muối sẽ là sát thủ của mọi loại vi khuẩn trong khoang miệng. Muối mặn còn giúp giảm đau răng, sâu răng và ngăn ngừa sự hình thành, phát triển của cao răng.

Theo Hướng Dương/Tiêu dùng

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/doi-song/4-cach-lay-cao-rang-tu-thien-nhien-ban-nen-biet/20210511095703912