44 năm cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc: Vì độc lập, tự do

44 năm đã trôi qua, cuộc chiến đấu bảo vệ biên phía Bắc để thêm một lần nữa khẳng định sự thật lịch sử và tính chính nghĩa của dân tộc Việt Nam - Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh.

Hình ảnh người chiến sĩ cầm súng B41 hướng về phía quân xâm lược, bên cạnh là cột mốc số 0 Lạng Sơn, rạng sáng 17/2/1979 mang tính biểu tượng về cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)

Hình ảnh người chiến sĩ cầm súng B41 hướng về phía quân xâm lược, bên cạnh là cột mốc số 0 Lạng Sơn, rạng sáng 17/2/1979 mang tính biểu tượng về cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)

Thị trấn Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng bị địch phá hủy. (Ảnh: Sĩ Châu/TTXVN)

Các nữ chiến sĩ tự vệ Lâm trường Bản Phiệt, huyện Mường Khương, tỉnh Hoàng Liên Sơn (nay thuộc tỉnh Lào Cai) bám trụ chiến đấu, phối hợp bộ đội địa phương đánh lui nhiều đợt tấn công của địch. (Ảnh: Nguyễn Trân/TTXVN)

Ông Lục Văn Vĩnh và 5 người con ở bản Nà Lỏng, xã Ngọc Khê, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng đều tham gia lực lượng vũ trang trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía bắc. (Ảnh: Tạ Hải/TTXVN)

Bộ Chỉ huy mặt trận Lạng Sơn cùng chỉ huy Đoàn 327 bàn phương án tác chiến tại hang Chùa Tiên, thị xã Lạng Sơn. (Ảnh: Văn Bảo/TTXVN)

Chiến sĩ Đại đội 3, Tiểu đoàn 1, Đoàn H54 bộ đội địa phương tỉnh Hoàng Liên Sơn dũng cảm giữ chốt, tiêu diệt hàng trăm tên địch trong ngày 17/2/1979. (Ảnh: Nguyễn Trân/TTXVN)

Xe tăng địch bị quân và dân Cao Bằng tiêu diệt tại mặt trận đồi Thanh Sơn, khu vực Nà Toàng, ngày 19/2/1979. (Ảnh: Mạnh Thường/TTXVN phát)

Bộ đội ta hành quân lên mặt trận phía bắc, tháng 2/1979. (Ảnh: Nhật Trường/TTXVN)

Chiến sĩ công binh Đại đội 3, Tiểu đoàn 15, Đoàn Sông Hồng gỡ mìn và sửa đường để thông xe trên đoạn Quốc lộ 1A thị xã Lạng Sơn đi Đồng Đăng, ngày 17/2/1979. (Ảnh: Hà Việt/TTXVN)

Tiểu đoàn 2, Đoàn H54 bộ đội địa phương Hoàng Liên Sơn dũng cảm giữ chốt trên các cao điểm 391 và 393 tại huyện Mường Khương, diệt hàng nghìn tên địch. (Ảnh: Nguyễn Trân/TTXVN)

Nhà cửa, đường phố ở thị trấn Phó Bảng, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Tuyên bị đạn pháo của địch tàn phá trong ngày 8 và 9/3/1979. (Ảnh: Ngọc Quán/TTXVN)

Người cựu chiến binh tham gia Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía bắc ở mặt trận Vị Xuyên năm xưa, trở lại Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Vị Xuyên để thắp nén hương tưởng nhớ những người đồng đội đã hy sinh. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)

Hàng nghìn thanh niên trai tráng, bộ đội, quân và dân ta đã ngã xuống trong Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía bắc để bờ cõi biên cương được bình yên, để Tổ quốc không còn chiến tranh, máu, nước mắt và đau thương. Trong ảnh: Lễ truy điệu, an táng hài cốt các liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Vị Xuyên, Hà Giang (11/7/2017). (Ảnh: Minh Tâm/TTXVN)

Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ đã hy sinh trong Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía bắc, tại Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang (17/2/2019). (Ảnh: TTXVN phát)

Các thế hệ người Việt Nam hôm nay và mai sau không được quên lãng những bài học của lịch sử, không bao giờ quên những người đã đổ máu để giữ cho biên cương được bình yên, để làm nên tên tuổi của một dân tộc anh hùng. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)

(TTXVN)

Nguồn Ninh Bình: https://baoninhbinh.org.vn/44-nam-cuoc-chien-dau-bao-ve-bien-gioi-phia-bac-vi-doc-lap/d20230217110139435.htm