5 hoang tưởng khi sử dụng kem chống nắng mùa hè

Kem chống nắng mùa hè tuy là sản phẩm khá phổ biến nhưng lại có không ít người hiểu nhầm về tác dụng cũng như những vấn đề mà kem chống nắng đem lại.

Kem chống nắng là sản phẩm có chứa tác nhân bảo vệ da, chống lại ảnh hưởng của các tia tử ngoại từ ánh nắng mặt trời, được thể hiện bằng chỉ số SPF (Sun Protection Factor) hoặc IP (Indice de Protection). Chỉ số này xác định khả năng ngăn chặn tia tử ngoại (còn gọi là tia cực tím hay tia UV). Kem chống nắng tuy là sản phẩm khá phổ biến nhưng lại có không ít người hiểu nhầm về tác dụng cũng như những vấn đề mà kem chống nắng đem lại. Việc sử dụng kem chống nắng không đúng cách sẽ làm mất tác dụng, thậm chí gây nên những tổn thương nghiêm trọng tới da.

Dùng kem chống nắng 365 ngày/ năm và bạn sẽ chẳng lo làn da bị sạm màu. Ảnh ST

Dùng kem chống nắng 365 ngày/ năm và bạn sẽ chẳng lo làn da bị sạm màu. Ảnh ST

Kem chống nắng chỉ dùng khi.. nắng

Kem chống nắng chỉ dành cho những ai sợ đen da? Sai lầm!

Chống nắng không phải là chống chọi với sự khắc nghiệt và nóng bỏng của cái nắng, mà thật ra là chống chọi với những tia cực tím vô hình nhưng cực kì nguy hiểm là tia UVA - thủ phạm chính khiến da lão hóa, tối màu đi nữa; tia UVB - gây cháy nắng, bỏng rát, nguy hiểm nhất là ung thư da sau này.

Không sử dụng kem chống nắng chính là tác nhân quan trọng thúc đẩy quá trình lão hóa. Ảnh ST

Bên cạnh đó, 80% các tia UV vẫn xuất hiện dù trời râm mát hoặc mưa phùn và thậm chí, cửa kính ô tô, cửa sổ chỉ có thể chặn được tia UVB nhưng không chặn được tia UVA. Nếu bạn không được bảo vệ bằng các tấm rèm chống tia cực tím, ôtô có màn chắn UV, hãy nhớ bôi kem chống nắng để bảo vệ da hiệu quả. Do vậy, kem chống nắng là vô cùng quan trọng dù trong thời tiết nào!

Chỉ bôi kem ở vùng hay tiếp xúc với nắng

Thói quen bôi kem rồi ra ngoài trời nắng ngay và chỉ bôi kem ở những vùng tiếp xúc với nắng cũng là một hiểu nhầm nghiêm trọng bởi ung thư da có thể tấn công bất cứ nơi nào như các ngón chân, bàn chân, nách, cổ, tai, mí mắt hay ngực. Cần bôi kem 30 phút trước khi ra ngoài mới đủ thời gian để kem hấp thụ, bảo vệ da.

Chỉ bôi kem ở những vùng tiếp xúc với nắng là một hiểu nhầm nghiêm trọng. Ảnh ST

Bôi kem chống nắng tùy ý

Nhiều chị em than thở rằng tại sao bôi kem chống nắng thường xuyên mà vẫn bị bắt nắng, da vẫn bị xấu đi? Nguyên nhân chính là vì bạn không bôi đủ lượng.

Bạn có thể tiết kiệm kem nền, kem dưỡng nhưng với kem chống nắng thì đừng bao giờ tiết kiệm.

Cho mặt, bạn cần một liều lượng bằng 1,25 ml hoặc 1/4 teaspoon

Cho mặt và cổ, bạn cần liều lượng bằng 2.5 ml hoặc 1/2 teaspoon (gấp đôi ở trên)

Cho toàn thân, bạn cần liều lượng 1oz- 28ml - 1 shot glass uống rượu hoặc một quả bóng gôn.

Kem chống nắng không thấm nước

Đổ mồ hôi quá nhiều làm trôi kem chống nắng thì bạn cũng nên lập tức thoa lại kem. Ảnh ST

Rất nhiều kem chống nắng đi biển có ghi water resistant (khả năng chịu nước). Nhưng đừng quá chủ quan! Dưới bất cứ hình thức nào có khả năng làm trôi kem chống nắng thì hãy nhớ phải bôi lại kem ngay.

Nếu kem có ghi “very water resistant”, bạn có tầm 80 phút bảo vệ trong điều kiện ra mồ hôi hoặc bơi lội.

Nếu kem có ghi “water resistant”, bạn chỉ có tầm 40 phút bảo vệ sau khi đã làm ướt người mà thôi.

Chỉ số SPF càng cao, chống nắng càng tốt

Chỉ số SPF cao cũng không có nghĩa là tốt hơn nhiều. Ảnh ST

Các bác sĩ khuyến cáo bạn nên lựa chọn chỉ số SPF ít nhất là 15. Tuy nhiên, chỉ số cao cũng không có nghĩa là tốt hơn nhiều. Chẳng hạn, SPF 30 có thể chặn được 97% tia UV có hại, trong khi SPF 50 cũng chỉ nhiều hơn 1%. Bạn nên chọn kem chống nắng có SPF 30 trở lên, broad spectrum hoặc PA +++/ ++++

Dũng Linh

Nguồn VietQ: http://vietq.vn/5-hoang-tuong-khi-su-dung-kem-chong-nang-mua-he-d122538.html