6 bí quyết dạy con về cách cư xử trong bữa ăn gia đình

Để cho bữa ăn chung của gia đình trở nên đặc biệt và thú vị, một nhà tâm lý học nổi tiếng của Anh đã đưa ra 6 quy tắc mới để trong bữa ăn, mọi người và đặc biệt là trẻ nhỏ, luôn được vui và mỉm cười.

Emma Kenny, nhà tâm lý học trẻ em

Emma Kenny, nhà tâm lý học trẻ em

Theo Emma Kenny - Nhà tâm lý học trẻ em nổi tiếng của Anh: "Ngày nay, việc duy trì bữa ăn chung gia đình đã khó, việc giữ cho gương mặt của các thành viên trong cả bữa ăn luôn mỉm cười lại còn khó hơn. Dạy trẻ về cách cư xử trong bữa ăn gia đình luôn là điều gây thách thức. Để giúp giữ cho bữa ăn chung của gia đình trở nên đặc biệt và thú vị, tôi đã đề ra 6 quy tắc cho riêng mình".

Quy tắc 1: Cùng trẻ lên kế hoạch bữa ăn

Tạo cơ hội cho trẻ thường xuyên tham gia vào những công việc liên quan đến bữa ăn gia đình. Đó có thể là cùng trẻ lên kế hoạch bàn bạc cho việc nên ăn gì hoặc giao nhiệm vụ cụ thể cho trẻ mỗi ngày. Điều này không chì khiến trẻ trở thành người được giao trách nhiệm, mà còn là việc bạn sẽ nhận được sự chia sẻ.

Nếu nhà bạn có nhiều hơn 1 đứa trẻ, hãy chắc chắn rằng chúng đều được giao các nhiệm vụ nho nhỏ khác nhau để tránh bất kỳ sự cãi vã, tị nạnh và bạn cũng cần cho phép chúng được làm những việc đó một cách sáng tạo và được làm theo cách của chúng.

Tạo cơ hội cho con tham gia vào những công việc liên quan đến bữa ăn gia đình.

Quy tắc 2: Trao quyền tự chủ cho con

Điều đó thể hiện rõ nhất bằng sự trợ giúp của muỗng (thìa) trên bàn ăn. Hãy để trẻ được tự sử dụng chúng để chủ động lấy thức ăn cho mình. Bạn có thể đặt các món ăn, nước sốt trên bàn (có thể là ở gần trẻ một chút) để đảm bảo trẻ có thể tự lấy được chúng và khuyến khích trẻ tự đưa ra quyết định xem nên tự lấy loại thức ăn gì.

Khuyến khích con tự phục vụ...

Quy tắc 3: Không có bất kỳ cái màn hình nào

Việc thực thi quy định “không có bất kỳ một cái màn hình nào” được thực hiện một cách nghiêm ngặt trong bữa ăn luôn luôn là điều có ích.

Hãy tập trung vào việc cả nhà đang ngồi ăn cùng nhau, đó là điều đặc biệt. Ngoài việc là một hoạt động liên kết, gắn bó nó còn là cơ hội giúp các thành viên trong gia đình thư giãn, nghỉ ngơi và tái tạo lại bản thân sau 1 ngày. Hãy đảm bảo không có chiếc điện thoại, TV hay máy tính bảng… xen vào các cuộc giao tiếp trên bàn ăn. Điều này giúp cho phép trẻ có cơ hội được giao tiếp nhiều hơn, có được những bữa ăn tích cực và hiệu quả hơn.

Việc "không có màn hình" trong bữa ăn giúp có sự tập trung, gắn bó...

Quy tắc 4: Khuyến khích trẻ "hãy thử một lần"

Đó là việc khuyến khích trẻ thử các loại thực phẩm và khẩu vị mới nhưng không phải chịu áp lực và cảm thấy căng thẳng. Để làm được điều đó, một quy tắc tuyệt vời nên làm là hãy nói với trẻ "Thử một lần và sau đó quyết định".

Tôi không thể nói cho bạn biết rằng đã bao nhiêu lần, một trong những đứa trẻ của tôi đã nhìn vào thức ăn và nói rằng “không thích”, nhưng sau khi thử thì lại vô cùng yêu thích. Nhưng nếu con thử rồi, mà vẫn thấy không thích, thì đừng ép buộc. Hãy chấp nhận quyết định của con và tiếp tục cho bữa ăn.

Quy tắc 5: Tạo thức ăn vui vẻ

Cha mẹ đôi khi cảm thấy rất áp lực và thấy khó khăn trong việc tạo ra một không khí trên bàn ăn vừa hoàn hảo lại vừa đáp ứng được đầy đủ chế độ dinh dưỡng cho trẻ em.

Vì vậy, lời khuyên chính vẫn nên chọn là hãy làm cho bữa ăn vui vẻ bằng việc sáng tạo, có thể là khuôn mặt hài hước với các món ăn dành cho trẻ, khuyến khích con chơi với thực phẩm, làm cho món rau có nhiều màu sắc, sắp xếp chúng với dáng vẻ sinh động…

Sự đa dạng trong màu sắc, hình dáng của thức ăn rất quan trọng.

Quy tắc 6: “Tôi có thể rời khỏi bàn không?”

Ngoài việc cha mẹ có thể dạy các con nói “Cảm ơn vì bữa trưa/bữa tối" thì cũng rất cần dạy trẻ câu hỏi “Tôi có thể rời khỏi bàn không?” sau khi kết thúc bữa ăn. Hãy tự đề ra quy định cho mọi người sẽ không được rời khỏi bàn ăn nếu như chưa được cho phép.

Khi này, cha mẹ cũng có thể yêu cầu con mang theo thứ gì đó gọi là “dọn dẹp” khi họ rời khỏi bàn, ngay cả khi đó chỉ là việc cất đi lọ muối và hạt tiêu… Tất cả đều là một phần trong việc dạy trẻ về cách ứng xử, về việc đảm bảo rằng thời gian bữa ăn luôn được xem là thời gian đặc biệt dành cho gia đình.

Theo T/H -Phunuvietnam.vn

Nguồn GD&TĐ: http://giaoducthoidai.vn/gia-dinh/6-bi-quyet-day-con-ve-cach-cu-xu-trong-bua-an-gia-dinh-3944410-l.html