6 lý do đặc biệt giúp Nhà thờ Đức Bà Paris được mệnh danh là 'Trái tim nước Pháp'

Nhà thờ Đức Bà Paris là một trong những báu vật kiến trúc lớn nhất của thế giới. Nơi đây không chỉ là một công trình tôn giáo đặc sắc mà còn mang giá trị lịch sử, khoa học và nghệ thuật.

 1. Quá trình xây dựng: Thế kỷ 12, Paris là một thành phố quan trọng của Kito giáo. Ngày 12-10-1160, dưới thời Louis VII, Maurice de Sully trúng cử giám mục Paris. Cùng với các tu sĩ, Maurice de Sully đã có một quyết định: xây dựng trên quảng trường Saint-Etienne một nhà thờ mới lớn hơn nhiều so với nhà thờ cũ. Cùng với việc xây dựng nhà thờ là cả một dự án quy hoạch đô thị. (nguồn: Báo Lao động)

1. Quá trình xây dựng: Thế kỷ 12, Paris là một thành phố quan trọng của Kito giáo. Ngày 12-10-1160, dưới thời Louis VII, Maurice de Sully trúng cử giám mục Paris. Cùng với các tu sĩ, Maurice de Sully đã có một quyết định: xây dựng trên quảng trường Saint-Etienne một nhà thờ mới lớn hơn nhiều so với nhà thờ cũ. Cùng với việc xây dựng nhà thờ là cả một dự án quy hoạch đô thị. (nguồn: Báo Lao động)

Phải mất 1 thế kỷ, việc xây dựng Nhà thờ Đức Bà Paris mới hoàn tất. Quá trình thi công chia thành bốn giai đoạn chính. Từ năm 1163-1182: xây dựng điện và hai hành lang chính điện; từ 1182-1190: xây dựng hai gian cuối và các gian bên; từ 1190-1225: xây dựng mặt ngoài, hai gian đầu của nhà thờ; từ 1225-1250: xây dựng hành lang thượng, hai tháp cùng thay đổi, mở rộng các cửa sổ; năm 1350: chính thức xây dựng xong

2. Dấu ấn lịch sử: Nhà thờ Đức Bà Paris là minh chứng cho nhiều thời khắc huy hoàng cũng như bi kịch lịch sử. Trong đó có sự kiện vua Henry VI của Anh lên ngôi trong chính nhà thờ này năm 1431. Và câu chuyện nổi tiếng về Joan of Arc- nhờ có bà mà Pháp đánh bại được quân đội Anh. Tuy nhiên, bà bị Burundian bắt và giết do bị buộc tội dị giáo. Năm 1909, bà được Giáo hoàng Pius X phong chân phước tại nhà thờ Đức Bà Paris. (nguồn: Vn Express)

3. Kiến trúc: Tòa nhà có thể chứa tới 6500 người, với chiều dài 128m, chiều rộng 48m, cao 96m. (nguồn: Vietnamnet)

Kiến trúc- Cửa sổ hoa hồng: Nhà thờ có 3 cửa sổ hoa hồng từ thế kỷ 13. Cửa sổ hoa hồng đầu tiên và nhỏ nhất ở mặt tây của nhà thờ được hoàn thành vào khoảng năm 1225. Cửa sổ hoa hồng ở phía nam có đường kính 13m và được làm từ 84 tấm kính. Tuy nhiên, các cửa sổ không còn giữ được các tấm kính màu ban đầu do đã bị phá hủy trong đám cháy trước đó

Kiến trúc- Hai tòa tháp: Hai tòa tháp theo phong cách kiến trúc Gothic, nằm ở mặt phía tây của nhà thờ. Việc xây dựng mặt phía tây của nhà thờ được bắt đầu vào năm 1200. Tuy nhiên, tòa tháp đầu tiên - phía bắc, tới 40 năm sau mới hoàn tất. Mười năm sau đó, năm 1250, tháp phía nam mới dựng xong. Cả hai tháp đều cao 68m, và khi chinh phục 387 bậc thang, du khách có thể thấy toàn cảnh Paris

Kiến trúc- Gargoyles: Bất cứ ai đủ khỏe để chinh phục tháp và nhìn toàn cảnh Paris đều đi qua một trong những yếu tố nổi tiếng nhất của nhà thờ. Đó là tượng Gargoyles. Với bàn tay chống cằm, bức tượng nhìn xuống thành phố Paris

Kiến trúc- Chóp nhọn Gothic: Chóp nhọn nổi tiếng của Nhà thờ Đức Bà Paris, đã sập trong đám cháy ngày 15-4, có từ thế kỷ 12. Trong lịch sử của nhà thờ, phần chóp nhọn này đã có nhiều thay đổi, gồm cả lần bị dỡ trong cuộc cách mạng Pháp và sau đó được tái xây dựng vào những năm 1860

4. Hệ thống bảo vật - Chuông: Nhà thờ Đức Bà Paris sở hữu hệ thống 10 quả chuông. Trong đó, quả lớn nhất có tên Emmanuel, nặng hơn 23 tấn, được lắp ở tòa tháp phía nam vào năm 1685. Vào năm 2013, khi nơi này kỷ niệm 850 năm lịch sử, họ đã đúc những quả chuông khác nhỏ hơn, đặt ở tòa tháp phía bắc. Mỗi quả chuông đặt theo tên một vị Thánh. (nguồn: Lao động)

Bảo vật - Cây đàn organ ống, lớn nhất ở Pháp, có tới 8.000 ống, 5 bàn phím và 109 phím. Nó được chế tạo lần đầu tiên vào năm 1403, được thay thế vào đầu những năm 1700 với một số bộ phận ban đầu nhỏ hơn. Trong những năm 1990, đàn ống được vi tính hóa bằng 3 mạng. Nó được khôi phục từ năm 2012 đến 2014 với một số sửa đổi và thay thế

Bảo vật- vương miện gai: Nơi đây hiện lưu giữ nhiều thánh tích nổi tiếng, trong đó có vương miện gai của Chúa Jesus và một mảnh Thập giá đích thực (True Cross) - mảnh thánh giá nơi Chúa Jesus bị đóng đinh. Các thánh tích này được lấy từ Đế quốc Byzantine vào năm 1238, và được vua Louis IX mang đến Paris

Bảo vật- mảnh Thập giá đích thực : Trong ảnh là một mảnh Thập giá đích thực (True Cross), mảnh thánh giá nơi Chúa Jesus bị đóng đinh đang được lưu giữ tại Nhà thờ Đức Bà Paris

5. Thánh nhạc: Nhà thờ Đức Bà Paris là nơi đã nảy sinh phong trào sáng tác thánh nhạc, khai sinh thể loại thánh ca đa âm phức điệu không những ở Pháp mà còn trên toàn châu Âu.Khoa thánh nhạc của Nhà thờ Đức Bà Paris hiện nay vẫn chú trọng duy trì truyền thống sáng tác thánh nhạc. (nguồn: Pháp luật)

Hàng năm, Nhà thờ Đức Bà Paris tổ chức khoảng 100 buổi trình diễn thánh ca. Ngoài ca đoàn của Nhà thờ Đức Bà Paris, còn có nhiều ca đoàn đến từ các quốc gia khác. Các buổi trình diễn ở đây đều miễn phí vì mục tiêu hàng đầu không phải là kinh doanh lợi nhuận hay tiêu khiển giải trí, mà là làm giàu đời sống tâm linh của khách hành hương

6. Du lịch và Nghệ thuật: Ngày nay, nhà thờ trở thành một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng nhất ở Paris. Công trình có lượng khách tham quan còn lớn hơn so với tháp Eiffel. Trung bình mỗi ngày, nhà thờ đón khoảng 30.000 lượt du khách đến thăm. (nguồn: Người lao động)

Văn hào Pháp Victor Hugo có một tác phẩm nổi tiếng liên quan đến nhà thờ này mang tên "The Hunchback of Notre Dame" (Thằng gù Nhà thờ Đức Bà). Tác phẩm này đã nhiều lần được chuyển thể thành phim, kịch,...và được đánh giá là một trong những tác phẩm văn học kinh điển trên thế giới

Chi Lê (Tổng hợp)

Nguồn ANTĐ: http://anninhthudo.vn/the-gioi/anh-6-ly-do-dac-biet-giup-nha-tho-duc-ba-paris-duoc-menh-danh-la-trai-tim-nuoc-phap/807177.antd