6 máy bay đắt nhất của Không quân Mỹ

Với đơn giá lên đến hơn 2 tỷ USD, máy bay ném bom chiến lược tàng hình B-2 Spirit trở thành cỗ máy chiến đấu trên không đắt nhất từng được chế tạo của Mỹ.

E-2D Advanced Hawkeye: Chương trình tiêm kích tiến công kết hợp JSF F-35 đang bị chỉ trích vì vấn đề chi phí. Nó trở thành chương trình máy bay đắt nhất lịch sử hàng không nhân loại. Tuy nhiên, trước F-35, Business Insider đã liệt kê 6 máy bay đắt nhất của Mỹ. Đầu tiên là máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không E-2D Advanced Hawkeye. Ảnh: Hải quân Mỹ.

E-2D Advanced Hawkeye là cốt lõi trong sức mạnh cảnh báo sớm và chỉ huy trên không của các siêu hàng không mẫu hạm Mỹ. Đây là phiên bản nâng cấp từ E-2C Hawkeye với hệ thống điện tử hàng không tối tân cùng radar mới. Đơn giá cho mỗi chiếc E-2D lên đến 232 triệu USD. Ảnh: Hải quân Mỹ.

E-2D Advanced Hawkeye là cốt lõi trong sức mạnh cảnh báo sớm và chỉ huy trên không của các siêu hàng không mẫu hạm Mỹ. Đây là phiên bản nâng cấp từ E-2C Hawkeye với hệ thống điện tử hàng không tối tân cùng radar mới. Đơn giá cho mỗi chiếc E-2D lên đến 232 triệu USD. Ảnh: Hải quân Mỹ.

VH-71 Kestrel: Đây là phiên bản của AgustaWestland AW101 được thiết kế để thay thế cho trực thăng Marines One, loại trực thăng chuyên phục vụ các chuyến công du ngắn của tổng thống Mỹ. Ban đầu VH-71 đã chiến thắng trong chương trình V-XX để thay thế cho VH-3D. Chi phí ban đầu cho mỗi trực thăng dự kiến khoảng 241 triệu USD. Ảnh: Thủy quân lục chiến Mỹ.

Tuy nhiên, việc phát triển VH-71 bị chậm trễ và phát sinh chi phí ngoài tầm kiểm soát. Năm 2009, Hải quân Mỹ hủy bỏ chương trình sau khi chi tới 4,4 tỷ USD nhưng chỉ nhận được 9 trực thăng. Số trực thăng này sau đó được bán cho Canada để lấy phụ tùng. Ảnh: Lockheed Martin.

P-8A Poseidon: Đây là máy bay tuần tra hàng hải và chống ngầm thế hệ mới của Mỹ. Nó được trang bị hàng loạt công nghệ tìm kiếm tàu ngầm và trinh sát hàng hải hiện đại. Các vũ khí mà nó mang theo có thể tiêu diệt bất kỳ tàu mặt nước, tàu ngầm nào, thậm chí nó còn có khả năng đánh trả trong không chiến. Đơn giá mỗi chiếc khoảng 326 triệu USD. Ảnh: Hải quân Mỹ.

C-17 Globemaster III: Được xem là kiệt tác hàng không của Boeing, C-17 trở thành xương sống trong lực lượng cầu hàng không chiến lược của Không quân Mỹ. C-17 có thể vận chuyển gần như mọi thứ, từ xe tăng, thiết giáp, vũ khí, hàng hóa và lính dù. Ảnh: Không quân Mỹ.

Độ tin cậy cao, ít hỏng hóc và không tốn quá nhiều thời gian cho công tác bảo trì, 25 năm đã trôi qua, C-17 vẫn chứng minh là ngựa thồ hiệu quả cao và chưa thể thay thế. Tuy vậy, đơn giá cho mỗi máy bay không hề rẻ, Không quân Mỹ phải chi tới 338 triệu USD cho mỗi máy bay. Ảnh: Không quân Mỹ.

F-22 Raptor: Nó từng là tiêm kích tàng hình hiện đại nhất thế giới cho đến khi F-35 cất cánh. Tuy vậy, F-22 vẫn vượt trội so với F-35 trong một số lĩnh vực, đặc biệt là khả năng chiếm ưu thế trên không cũng như giá cả. Với đơn giá khoảng 350 triệu USD, F-22 là tiêm kích đắt nhất từng được chế tạo. Ảnh: Không quân Mỹ.

Một số quan chức, chuyên gia quân sự cảm thấy tiếc nuối khi Washington dừng sản xuất F-22. Trong bối cảnh F-35 chậm trễ, phát sinh chi phí và lỗi kỹ thuật khiến nhiều người đề xuất khôi phục lại dây chuyền sản xuất F-22. Tuy vậy, F-35 là tiêm kích thế hệ 5 linh hoạt hơn. Ảnh: Không quân Mỹ.

B-2 Spirit: Có thể nói rằng đây là một kiệt tác công nghệ hàng không của nhân loại. Thiết kế khí động học hình cánh dơi độc đáo, cùng khả năng tàng hình ưu việt. B-2 có thể xâm nhập những khu vực được bảo vệ kỹ càng nhất. Ảnh: Không quân Mỹ.

Chi phí sản xuất ban đầu của B-2 khoảng 737 triệu USD, nhưng các gói nâng cấp gần đây khiến đơn giá mỗi chiếc lên đến 2,1 tỷ USD, đưa nó trở thành chiếc máy bay đắt nhất từng được chế tạo. Đến nay, B-2 vẫn là máy bay ném bom chiến lược tàng hình duy nhất trên thế giới. Ảnh: Không quân Mỹ.

Trung Hiếu

Nguồn Znews: http://news.zing.vn/6-may-bay-dat-nhat-cua-khong-quan-my-post955930.html