6 mẹo đơn giản giúp con giảm áp lực thi cử

Áp lực thi cử gây khó khăn cho học sinh, thậm chí là cả gia đình của họ. Sau đây là 6 mẹo cha mẹ có thể áp dụng để giúp con giảm bớt áp lực.

Một cuộc khảo sát quốc gia cho thấy gần 50% học sinh đang phải đối mặt với áp lực thi cử. Điều này dẫn đến những thay đổi về tâm trạng và sức khỏe của họ. Ảnh: Melissa Hong

Một cuộc khảo sát quốc gia cho thấy gần 50% học sinh đang phải đối mặt với áp lực thi cử. Điều này dẫn đến những thay đổi về tâm trạng và sức khỏe của họ. Ảnh: Melissa Hong

Nếu bạn là phụ huynh của học sinh lớp 12, có lẽ bạn không lạ gì với sự căng thẳng và lo lắng vào cuối năm học, theo The House of Wellness.

Một cuộc khảo sát quốc gia cho thấy gần 50% học sinh đang phải đối mặt với áp lực thi cử. Điều này dẫn đến những thay đổi về tâm trạng và sức khỏe của họ.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, cha mẹ có vai trò to lớn trong việc giúp trẻ vượt qua giai đoạn áp lực cao này trong cuộc đời.

Dưới đây là 6 mẹo chuyên gia mách bảo mà bạn có thể áp dụng để giúp con cảm thấy thoải mái vượt qua các kỳ thi một cách dễ dàng.

Lắng nghe và chia sẻ cảm xúc với con trước các kỳ thi có thể giúp con giảm áp lực thi cử

Cha mẹ cần lắng nghe và chia sẻ cảm xúc với con để bảo đảm chúng cảm thấy được hỗ trợ trước và trong thời gian thi. Ảnh: TODAY

Một cuộc khảo sát năm 2015 cho thấy phần lớn thanh thiếu niên Úc cần được hỗ trợ về mặt tinh thần tin rằng cha mẹ của họ không biết gì về cảm xúc của họ.

Phó Giáo sư Rebecca Collie của Scientia nói rằng, cha mẹ nên điều chỉnh cảm xúc của con mình để bảo đảm chúng cảm thấy được hỗ trợ trước và trong thời gian thi.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Collie, Đại học New South Wales, cho biết: "Nghiên cứu cho thấy rằng, việc lắng nghe và thừa nhận cảm xúc của thanh thiếu niên về các kỳ thi, cũng như hỏi thanh thiếu niên xem họ cần hỗ trợ gì để học tập là rất quan trọng".

"Hỏi han, kiểm tra việc học tập của con đang diễn ra như thế nào và điều gì phù hợp nhất với con cũng có thể hữu ích", Phó Giáo sư Collie nói thêm.

Chú ý đến ngôn ngữ khi trò chuyện với con

Phó Giáo sư Collie cho biết, cách cha mẹ nói chuyện với con cái có thể ảnh hưởng đến cách học sinh phản ứng với áp lực thi cử.

Bà Collie nói: "Từ nghiên cứu chung, chúng tôi biết rằng việc không linh hoạt và sử dụng những từ áp đặt như "con phải" có thể gây bất lợi cho động lực học tập của học sinh".

Phó Giáo sư Collie khuyên rằng, cha mẹ có thể tìm hiểu suy nghĩ và quan điểm của con mình về việc học bằng cách hỏi: "Hôm nay con đang nghĩ đến kế hoạch học tập nào?" và "Bố/mẹ có thể làm gì để giúp con hoàn thành kế hoạch đó không?".

Cách cha mẹ nói chuyện với con cái có thể ảnh hưởng đến cách học sinh phản ứng với áp lực thi cử. Ảnh: Post Institute

Không nên để con có cảm giác tội lỗi

Phó Giáo sư Collie cho biết, những đứa trẻ cảm thấy tội lỗi để học tốt hơn có thể gây ra những hậu quả không lường trước được.

Bà Collie nói rằng, cảm giác tội lỗi có thể vô tình khiến học sinh chỉ tập trung vào việc làm thế nào để tránh bị thành tích kém hơn là tập trung vào cách họ có thể nâng cao thành tích của mình.

Những đứa trẻ cảm thấy tội lỗi để học tốt hơn có thể gây ra những hậu quả không lường trước được. Ảnh: Post Institute

"Cảm giác tội lỗi có thể gây hại cho học sinh về thành tích học tập cũng như sức khỏe của họ", bà Collie bày tỏ.

Thay vào đó, Phó Giáo sư Collie đề nghị cha mẹ nên giúp con cái của mình bằng cách tập trung vào những điều sau:

Phát triển một lịch trình học tập tốt

Khuyến khích học sinh có tiếng nói trong cách tiếp cận việc học của mình

Thường xuyên kiểm tra học sinh để xem họ đang tiến triển như thế nào

Giúp con đặt mục tiêu

Cha mẹ cùng con đặt mục tiêu giúp tạo động lực khi học sinh có thể thấy chúng đang tiến bộ. Ảnh: Care

Đặt mục tiêu học tập để học sinh sử dụng thời gian hiệu quả bằng cách giúp họ lập kế hoạch và tập trung tốt hơn.

Phó Giáo sư Collie đề nghị cha mẹ giúp con mình đặt ra các mục tiêu bằng cách lập danh sách các mục tiêu và đánh dấu lại. Điều này có thể tạo động lực khi học sinh có thể thấy chúng đang tiến bộ.

Bà Collie nói thêm: "Ví dụ, hãy lập một danh sách kiểm tra các khái niệm chính cần học cho mỗi môn học".

Ưu tiên tập thể dục

Tập thể dục trong 20 phút vài lần một tuần sẽ giúp giảm áp lực thi cử. Ảnh: Trà Mộc

Theo một nghiên cứu năm 2020, học sinh dành quá nhiều thời gian trên màn hình các thiết bị điện tử có thể gặp khó khăn trong việc điều chỉnh cảm xúc.

Trong khi một báo cáo khác khuyến nghị thanh thiếu niên thường xuyên chuyển hoạt động trực tuyến sang hoạt động thể chất.

Tiến sĩ Adam Kay, giảng viên Trường Kinh doanh của Đại học Queensland, nói rằng, cha mẹ nên khuyến khích trẻ dành thời gian để tập thể dục.

"Tập thể dục có thể cải thiện năng lực nhận thức của học sinh, giúp họ làm tốt bài kiểm tra. Đồng thời, hoạt động thể chất cũng giúp học sinh xử lý bất kỳ cảm giác căng thẳng nào mà họ có thể cảm thấy xung quanh các kỳ thi đó", Tiến sĩ Adam Kay nói.

Một nghiên cứu năm 2022 cho thấy tập thể dục trong 20 phút vài lần một tuần giúp giảm áp lực thi cử.

Khuyến khích các phương pháp để tâm trí tĩnh lặng

Tiến sĩ Adam Kay nói rằng, các bậc cha mẹ có thể thấy hữu ích khi các phương pháp để tâm trí tĩnh lặng cho con cái của họ và giúp chúng giữ thái độ tích cực cho các kỳ thi.

Thiền giúp học sinh giảm các triệu chứng lo lắng và trầm cảm. Ảnh: Eusemfronteiras

"Khuyến khích con dừng lại dù chỉ vài phút mỗi ngày, có thể hít thở sâu và suy ngẫm… Điều đó có thể giúp họ kiểm soát căng thẳng, giảm áp lực thi cử tốt hơn một chút", ông Adam Kay nói.

Tiến sĩ Adam Kay nói thêm: "Duy trì tư duy tích cực có thể dẫn đến hiệu suất làm việc tốt hơn".

Nguồn: The House of Wellness

Lam Linh

Nguồn Công dân & Khuyến học: https://congdankhuyenhoc.vn/6-meo-don-gian-giup-con-giam-ap-luc-thi-cu-179230514012727398.htm