7 dấu hiệu cảnh báo bạn đang tiêu thụ quá nhiều đường

Để bảo vệ bản thân khỏi những hiểm họa khôn lường do lạm dụng đồ ngọt gây nên, hãy chú ý đến các dấu hiệu cảnh báo sau đây.

Phần lớn chúng ta đều khó cưỡng lại sức hút đầy mê hoặc của những thứ ngọt ngào. Và đồ ngọt cũng là một trong số đó. Bạn hoàn toàn có thể tận hưởng những món ăn ngon, tuy nhiên bạn cần phải biết đâu là điểm dừng. Một chiếc bánh rán phủ đường hay một phong kẹo socola là hoàn toàn vô hại, thế nhưng chúng sẽ trở thành thảm họa nếu bị lạm dụng không đúng cách.

Sự ngọt ngào đến từ các loại đường chứa đựng rất nhiều nguy hại cho sức khỏe, có thể kể đến đơn giản như sâu răng, tiểu đường, béo phì hay các bệnh tim mạch… Để đảm bảo sức khỏe của mình, theo dõi lượng đường trong máu thường xuyên sẽ là biện pháp an toàn và hiệu quả nhất. Tuy nhiên, nếu không có các thiết bị hỗ trợ chuyên dụng, bạn hoàn toàn có thể “lắng nghe cơ thể mình” và nhận biết các triệu chứng để dừng lại trước khi quá muộn.

Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo phổ biến giúp bạn kiểm soát được lượng đường dư thừa trong cơ thể mình:

1. Mệt mỏi và kiệt sức

Đây là dấu hiệu nghiêm trọng nhất chỉ ra rằng lượng đường trong máu của bạn đã vượt quá xa mức cần thiết. Đường ở mức độ vừa phải sẽ giúp chúng ta tỉnh táo và cung cấp năng lượng cần thiết cho các hoạt động thể chất, tuy nhiên đường ở mức độ cao lại gây ra những hệ quả hoàn toàn trái ngược.

Mệt mỏi và kiệt sức là những dấu hiệu cảnh báo lượng đường trong máu tăng cao

2. Thèm đồ ngọt

Nếu bạn thường xuyên cảm thấy thèm đồ ngọt, khả năng cao là bạn đã bắt đầu nghiện đường. Đừng đánh mất lí trí và thỏa mãn những mong muốn nhất thời của bản thân nếu không muốn gánh vô số hậu quả khôn lường sau đó.

3. Thường xuyên bị cúm hoặc cảm lạnh hoặc

Một loạt các nghiên cứu trên động vật đã chỉ ra rằng đường ảnh hưởng trực tiếp đến sức đề kháng của cơ thể. Thường xuyên gặp phải các vấn đề sức khỏe lặt vặt là một tín hiệu rõ ràng rằng hệ miễn dịch của bạn đang dần suy yếu.

4. Thiếu minh mẫn

Nếu bạn cảm thấy khó tập trung, đặc biệt là sau bữa ăn, nhiều khả năng đó là do nồng độ đường trong máu tăng cao. Đường huyết tăng đột ngột rất dễ dẫn đến suy giảm và rối loạn nhận thức, khiến bạn kém tỉnh táo và trở nên đờ đẫn.

5. Vị giác suy yếu

Món kẹo yêu thích của bạn gần đây có vẻ không còn được ngọt ngào như trước? Rất có thể, lưỡi của bạn đã quá quen với vị ngọt đơn thuần và trở nên đòi hỏi hơn. Dần dần, một số món tráng miệng thông thường sẽ không thể thỏa mãn được cơn thèm ngọt của bạn nữa.

6. Các vấn đề về da

Đường huyết cao có thể dẫn đến viêm da. Mụn trứng cá, mẩn đỏ, chàm, hay thậm chí chỉ đơn giản là da của bạn trở nên nhờn hơn hoặc khô đi so với bình thường… đều có thể là các phản ứng thường gặp khi lượng đường trong máu tăng cao.

7. Tăng cân

Dư thừa đường cũng đồng nghĩa với dư thừa calo và thiếu hụt protein cũng như các chất xơ trong cơ thể. Người gặp phải tình trạng này sẽ thường xuyên cảm thấy đói và có nhu cầu bổ sung các loại đồ ngọt nhiều hơn, dẫn đến việc lượng đường trong máu càng trở nên tăng cao khó kiểm soát và cơ thể lên cân nhanh chóng.

Theo Titi/Giadinhvietnam

Nguồn PNNews: http://phununews.vn/suc-khoe/7-dau-hieu-canh-bao-ban-dang-tieu-thu-qua-nhieu-duong-202885/