7 lý do khiến cuộc đàm phán lịch sử Mỹ - Triều Tiên có thể thất bại

Cuộc đàm phán lịch sử giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh đạo Triều Tiên Kim Ủn có thể sẽ không đi tới một kết thúc tốt đẹp bởi 7 nguyên nhân này.

1. Cuộc gặp có thể làm giảm nguy cơ căng thẳng quân sự, nhưng chỉ trong thời gian ngắn.

Thông tin về cuộc đàm phán lịch sử xuất hiện trên bảng tin điện tử tại Tokyo - Ảnh: NYT

Thông tin về cuộc đàm phán lịch sử xuất hiện trên bảng tin điện tử tại Tokyo - Ảnh: NYT

Cuộc gặp mặt diễn ra trong bối cảnh khi Triều Tiên đã chịu lệnh cấm vận nghiêm khắc từ Liên Hợp Quốc và đã cố gắng xây dựng hình ảnh ngoại giao thân thiện hơn qua Thế vận hội Olympic 2018 trong khi nước Mỹ đang vướng phải các rắc rối về chiến tranh thương mại với Trung Quốc.

Điều này cho thấy cả hai bên đều có lý do để giảm bớt căng thẳng, thúc đẩy hòa bình quân sự và bảo vệ những nỗ lực ngoại giao trước đó.

2. Những tín hiệu sai lầm có thể dẫn đến thất bại khi chưa đàm phán.

Thông thường, trước những cuộc đàm phán cấp cao tương tự, lãnh đạo hai chính phủ sẽ có những tín hiệu công khai nhằm thể hiện điều họ mong muốn cũng như thái độ với vấn đề chính thông qua các phát ngôn, thông cáo báo chí hoặc buổi nói chuyện.

Tổng thống Donald Trump tại Hàn Quốc cuối năm 2017 - Ảnh: NYT

Trong suốt thời gian vừa qua, Mỹ và Triều Tiên dường như chưa bao giờ gửi đi những thông điệp tốt lành. Tổng thống Donald Trump chỉ đơn giản chấp nhận một cuộc họp cấp cao bất thường trong khi Triều Tiên không công khai cam kết bất cứ điều gì.

Hơn nữa, ông Trump đã tuyên bố "phi hạt nhân hóa" là kết quả tối thiểu có thể chấp nhận được của cuộc đàm phán, khiến bất cứ một sự nhượng bộ nào khiêm tốn hơn cũng khó được thực hiện.

3. Các bên không đồng ý về quan điểm.

Các quan chức Hàn Quốc cho biết lãnh đạo Kim Jong-un sẵn sàng đàm phán về "phi hạt nhân hóa" và Nhà Trắng tin rằng đây là một cơ hội. Tuy nhiên, Duyeon Kim, một nhà phân tích ngoại giao tại Seoul, cho biết khái niệm này với hai quốc gia có thể hoàn toàn khác nhau.

Người Mỹ hiểu khái niệm này như là sự giải trừ vũ khí hạt nhân của Triều Tiên, điều rất khó xảy ra. Ngược lại, Triều Tiên có khuynh hướng coi đây là một thỏa thuận song phương về việc hai bên đều từ bỏ các chương trình quân sự sử dụng vũ khí nguy hiểm này.

Tên lửa Hwasong-12 của Triều Tiên được phóng thử vào tháng 8/2017 - Ảnh: NYT

4. Chính quyền của Tổng thống Trump đã quá vội vàng.

Robert E. Kelly, giáo sư của Đại học Quốc gia Busan , Hàn Quốc, cho biết "Một cuộc thảo luận nghiêm túc về phi hạt nhân hóa đòi hỏi nhiều nhượng bộ và động thái thân thiện để tạo niềm tin và sự tín nhiệm giữa hai quốc gia".

Chính quyền của ông Trump đã nhảy thẳng đến bước cuối cùng. Triều Tiên chưa từng nhận được cam kết hay bất cứ thỏa thuận có lợi nào từ phía Mỹ ngoài việc nới lỏng lệnh cấm vận.

5. Bộ Ngoại giao Mỹ đang ở trong tình trạng hỗn loạn.

Đây là thời điểm tốt nhất để bổ nhiệm một đại sứ Mỹ tại Hàn Quốc hoặc một thư ký chính phủ về kiểm soát vũ khí và an ninh quốc tế nhưng người đang giữ vị trí tương tự đang chuẩn bị nghỉ hưu và có nhiều quan điểm trái ngược với Nhà Trắng.

Tổng thư ký Rex Tillerson - người từng tuyên bố sẽ chịu trách nhiệm về vấn đề hạt nhân của Triều Tiên - Ảnh: NYT

Ông Trump thiếu sự hỗ trợ về mặt thể chế và cố vấn ngoại giao cần thiết để có thể thực hiện tốt cuộc đám phán. Tờ The Economist lo ngại "Ông Trump - một người luôn xuất hiện trên mặt báo về các phát ngôn táo bạo và giễu cợt có thể kết thúc cuộc đàm phán trong tiếng súng".

6. Phong cách lãnh đạo khó nắm bắt của ông Trump.

Thái độ cứng rắn và có phần bực tức của Tổng thống Trump về chính sách ngoại giao với Triều Tiên có thể là khía cạnh quan trọng nhất của kết quả đàm phán.

Ông có khuynh hướng dao động không thể đoán trước giữa các kế hoạch, từng biến các ngân sách xã hội hoặc y tế thời ông Obama trở nên hỗn loạn. Với những thành kiến cá nhân, áp lực trước dư luận quốc tế và tâm trạng tại thời điểm đàm phán, ông Trump có thể khiến mọi dự đoán của giới chuyên môn trở nên hoàn toàn sai lệch.

7. Triều Tiên đã đạt được điều họ mong muốn.

Đối với Triều Tiên, một cuộc đàm phán cấp cao với cường quốc đứng đầu thế giới đã là một thắng lợi lớn. Mục đích của ông Kim Jong-un là đưa Triều Tiên trở thành cường quốc hạt nhân ngang hàng với Mỹ trên trường quốc tế.

Một cuộc duyệt binh tại thủ đô Bình Nhưỡng - Ảnh: NYT

Jeffrey Lewis, một chuyên gia Hàn Quốc tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Middlebury, nhận xét trên Twitter rằng: " Bằng năng lực hạt nhân và vũ khí tên lửa, lãnh đạo Kim đã buộc Tổng thống Trump đối xử với ông như một quốc gia ngang hàng".

Với 7 nguyên nhân trên, các chuyên gia cho rằng kết quả của cuộc đàm phán lịch sử có thể sẽ không mấy khả quan và sẽ cần nhiều thời gian hơn nữa để các bên thực sự công khai mong muốn của mình.

Thu Phương (Theo NYTimes)

Nguồn ĐS&PL: http://doisongphapluat.com/tin-the-gioi/7-ly-do-khien-cuoc-dam-phan-lich-su-my-trieu-tien-co-the-that-bai-a222058.html