7 quy tắc vàng nếu bạn muốn góp ý cho sếp

Không phải lúc nào sếp của bạn cũng đúng. Khi đó, 7 quy tắc đơn giản dưới đây có thể giúp ích cho bạn.

Sếp của bạn thì cho rằng khách hàng luôn luôn đúng. Nhưng bản thân họ thì sao? Hẳn là không phải sếp cũng đúng. Trong trường hợp họ mắc lỗi hoặc do một vấn đề nhạy cảm không thể giải quyết, hãy gọi cho quản lý để nhận được giúp đỡ. Đừng tỏ ra mình hiểu biết, cũng đừng tỏ ra mình không tuân thủ quy định. Hãy giải quyết vấn đề 1 cách thông minh nhất. 7 quy tắc đơn giản dưới đây có thể giúp ích cho bạn. Ảnh: Qz.com.

1. Tìm hiểu vấn đề: Hãy thử xem lại mọi hành động của mình (lưu ý rằng người quản lý luôn cập nhập thông tin để theo sát tình hình của bạn) và chắc chắn rằng sếp của bạn mắc lỗi trước khi lên tiếng. Ảnh: AEIOU Foundation.

2. Xem xét vấn đề thật kỹ lưỡng: Nếu là một vài vấn đề nhỏ, như việc sếp của bạn đã vô tình nói sai điều gì đó, thì hoàn toàn có thể bỏ qua. Nhưng sai sót đó thể hiện qua báo cáo nghiên cứu hoặc thông tin của quản lý qua email thì đó lại là một vấn đề lớn. Nói tóm lại, hãy xem xét thật kỹ sự việc xem có đáng để bạn lên tiếng hay không. Nó sẽ giúp ích hay gây bất lợi cho bạn trước mặt sếp? Những điều cơ bản này là hoàn toàn cần thiết. Ảnh: Blog.adw.

3. Hãy chắc chắn việc bạn lên tiếng sẽ có hiệu quả: Bạn cần đặt ra câu hỏi rằng: Liệu việc bản thân mình khi lên tiếng có giúp thay đổi sự việc một cách tích cực hay đổi lại là cái nhìn tiêu cực từ đồng nghiệp và sếp dành cho bạn. Hành động ấy là hợp lý hay chỉ đang cổ súy cho tính thẳng thắn quá đà, thích gây chú ý của chính bạn? Ảnh: Ted.

4. Chọn thời điểm khôn ngoan: Nếu bạn quyết định trình bày với sếp về các vấn đề, lưu ý tránh thời điểm họ đang bận rộn hoặc trong một cuộc họp nhóm. Hãy chọn thời điểm thích hợp - khi mà họ sẵn sàng và tập trung lắng nghe các ý kiến của bạn. Tất nhiên, trong trường hợp nhạy cảm, với vấn đề quan trọng và thời gian có hạn, hãy chủ động liên lạc với họ. Có thể là gửi mail, thậm chí là gọi điện trực tiếp để tạo cuộc hẹn. Ví dụ như chúng ta sẽ đặt vấn đề như: “Thưa sếp, em có vấn đề quan trọng cần trao đổi với sếp, em có thể gặp sếp vào 5 giờ chiều được không”? Một cuộc trao đổi trực tiếp đôi khi lại là phương pháp hữu dụng. Ảnh: ivy-prep.

5. Tạo không gian riêng tư khi trò chuyện: Tuyệt đối không trao đổi với sếp ở những nơi công cộng hay trước mặt đồng nghiệp, tránh làm họ bối rối hoặc bị nghe lén cuộc trò chuyện. Thay vào đó là một nơi riêng tư, đảm bảo an toàn (ví dụ phòng họp kín gần đó) để tiện nói chuyện với sếp. Ảnh: 10awesome.

6. Đưa ra những lời khuyên hữu ích: Đừng bao giờ nói với sếp của bạn rằng họ đã sai và tìm cách đưa ra hướng dẫn cho họ. Hãy hành xử một cách khôn ngoan, bằng việc đưa ra những ý tưởng bạn cho là hay, cho họ thấy rằng bạn có hiểu biết sâu sắc và có hướng giải quyết vấn đề đúng đắn. Hãy nhớ mục đích của cuộc trò chuyện không mang tính phán xét mà là xây dựng những ý tưởng xung quanh các chủ đề. Ảnh: Trackmind.

7. Học cách biết chấp nhận: Trong trường hợp sếp của bạn không đồng ý với các ý kiến của bạn và không thay đổi cách làm của họ thì hãy vẫn cứ vui vẻ chấp nhận và làm tiếp công việc của mình. Tuy nhiên, trong trường hợp lỗi sai ấy thực sự nghiêm trọng hoặc có thể gây bất lợi cho ai đó, thì bạn nên trao đổi lại với nhân viên khác hoặc bộ phận nhân sự để được hướng dẫn về việc báo cáo và giải quyết hướng lo ngại này. Hãy nhớ rằng ông chủ của bạn cũng như những người khác mà thôi, họ cũng muốn được bạn tiếp cận vấn đề một cách lịch sự, muốn nghe những ý kiến đóng góp “lọt tai”. Nếu vấn đề bạn đưa ra đủ để sếp của bạn thấy quan trọng, họ cũng sẽ xem xét và sửa đổi thôi. Ảnh: X qzinvestments.

Nguyễn Lan

Nguồn Znews: https://news.zing.vn/7-quy-tac-vang-neu-ban-muon-gop-y-cho-sep-post989092.html