75% giàn khoan dầu đá phiến chết: Cái giá 'theo lao' Putin

Nếu giá dầu vẫn thấp, các tác động tới dầu đá phiến Mỹ sẽ cực kỳ nghiêm trọng. Dường như cửa tử đang đến gần...

Thảm khốc dầu đá phiến Mỹ: 75% giàn khoan ngừng hoạt động

Hậu quả từ cuộc chiến giá dầu đối với ngành sản xuất dầu đá phiến Mỹ quả là ngoài sức tưởng tượng, khi số lượng giàn khoan phải dừng hoạt động liên tục tăng với mức trung bình cứ 1 ngày có 2 giàn khoan phải dừng hoạt động, theo Oilprice.com.

Cụ thể theo số liệu tổng hợp, giữa tháng 3 có 779 giàn khoan còn hoạt động, nhưng đến giữa tháng 5 con số giảm xuống còn 339, đến giữa tháng 6 con số là 223, song đến giữa tháng 7 chỉ còn 170 giàn khoan hoạt động.

Trong khi đó để bình ổn lượng dầu cần thiết thì ngành sản xuất dầu đá phiến Mỹ cần ít nhất là 450 giàn khoan hoạt động đều đặn.

Còn để đảm bảo khả năng cạnh tranh với các đối thủ thì dầu đá phiến của Mỹ cần 600 giàn khoan hoạt động hết công suất.

Dầu đá phiến Mỹ đang rơi vào thảm cảnh

Dầu đá phiến Mỹ đang rơi vào thảm cảnh

Theo Công ty dịch vụ dầu mỏ Baker Hughes, tại bang Colorado, trong tháng 5 chỉ có 6 giàn khoan hoạt động - con số thấp nhất trong 28 năm của hoạt động sản xuất dầu tại tiểu bang này. Con số trong tháng 5/2019 là 33 giàn khoan hoạt động.

Không chỉ hoạt động khoan dầu tại Colorado mới rơi vào cảnh thảm như vậy. Trong lưu vực Denver-Julesburg/Niobrara, phía nam bang Utah, chỉ có 7 giàn khoan hoạt động trong tháng 5 - mức thấp nhất kể từ tháng 2/2011.

Còn ở lưu vực Permian của bang Texas, khu vực sản xuất dầu đá phiến lớn nhất của nước Mỹ, 243 trong tổng số 427 giàn khoan đã ngừng hoạt động ngay trong tháng 3 - nghĩa 57 % số giàn khoan trong lưu vực đã ngưng hoạt động ngay trong quý 1.

Theo ông Lynn Granger, Giám đốc điều hành của Hội đồng Dầu khí bang Colorado, tổ chức chuyên về thương mại dầu khi cho biết, do cuộc chiến giá dầu xảy ra quá nhanh, khiến ngành dầu đá phiến Mỹ không kịp phản ứng thị trường.

Nguyên nhân khiến các doanh nghiệp khai thác dầu đá phiến Mỹ không thể theo kịp diễn biến thị trường dầu mỏ khi cuộc chiến giá dầu xảy ra, được xác định là xuất phát từ điểm yếu chết người của hệ thống doanh nghiệp Mỹ - nợ và nợ quá nhiều.

"Áp lực đối với nhiều nhà khai thác là các khoản nợ lớn quá lớn, ngay trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng đã phải vật lộn với việc tìm kiếm hiệu ứng tích cực cho dòng tiền - tình huống lo ngại nhất đối với các nhà đầu tư", ông Granger lý giải.

Ông Tyler Hoge, chuyên gia phân tích tài chính của Công ty tư vấn tài chính doanh nghiệp Enverus, thì cho rằng các doanh nghiệp dầu đá phiến Mỹ có một thời gian dài phân bổ vốn kém, khả năng thanh khoản thấp nên khó tiếp cận thị trường vốn.

"Không có tiền mặt mà còn phải đối mặt với nợ nần, các doanh nghiệp dầu đá phiến đã phải cắt giảm công suất hoạt động để giảm chi tiêu, rồi cuối cùng là đóng cửa các giếng khoan để tránh phá sản. Song điều tồi tệ vẫn xảy ra".

Giám đốc điều hành Công ty Extraction Oil and Gas Inc., Matt Owens đã cho biết, trong quý 1/2020, công ty của ông chỉ có một giếng khoan tại Greeley hoàn thành chỉ tiêu, còn trong quý 2/2020, thì mọi việc quá tồi tệ không thể diễn tả bằng lời.

Giám đốc điều hành Công ty HighPoint Resources, Scot Woodall, thì cho biết công ty của ông đang trì hoãn tất cả các hoạt động về huy động vốn cho đến khi giá dầu được cải thiện, nhưng cũng phải chuẩn bị cho khả năng đóng cửa công ty.

Cuộc chiến giá dầu khiến Mỹ thiệt hại kép

Thảm khốc dầu đá phiến Mỹ: Cái giá phải trả khi "theo lao" với Putin

Khi cuộc chiến giá đầu được kích hoạt, cuộc khủng hoảng dầu diễn ra, hầu hết nhận định đều cho rằng, Mỹ, dù có bị ảnh hưởng nhưng không nặng nề như Nga và Ả-rập Saudi cùng những nước sống chủ yếu bằng xuất khầu dầu.

Bởi dầu đá phiến Mỹ bị thiệt hại nặng vì giá thành cao, nhưng bù lại Mỹ là nước nhập khẩu dầu nên được hưởng lợi lớn từ giá dầu thấp. "Bù qua đắp lại" thì Mỹ có mức độ thiệt hại nhẹ hơn các đối thủ khác trên thị trường dầu dầu mỏ toàn cầu.

Tuy nhiên, cho đến nay thực tế đã chứng minh Mỹ mới là nước điêu đứng nhất vì tác động tiêu cực từ cuộc chiến giá dầu và cuộc khủng hoảng dầu. Có thể thấy Mỹ thiệt hại kép chứ không phải lấy được lợi ích từ nhập khẩu bù cho thiệt hại trong sản xuất.

Vì khi diễn ra cuộc chiến giá dầu thì các bể chứa dầu dự trữ dầu chiến lược quốc gia gần như đã tràn, khiến cho giải quyết lượng dầu dư thừa do sản xuất trong nước còn khó khăn nên Mỹ không thể tăng nhập khẩu dầu để hưởng lợi về giá.

Thế mới thấy, khi tham gia cuộc chạy đua sản lượng với Nga, Mỹ đã không lường trước hậu quả. Đáng nói là ông Putin đã tìm mọi cách để sản lượng dầu của Mỹ đạt đỉnh quá cao, khiến dầu đá phiến Mỹ rơi ngay vào cửa tử nếu xuất khẩu có vấn đề.

Trước nay, điểm yếu nhất của dầu đá phiến Mỹ trong cuộc cạnh tranh là giá thành và tất cả đối thủ hướng vào đểm yếu này. Vì vậy, Mỹ chỉ tập trung vào khắc phục điểm yếu này và thực hiện cả nhập-xuất đã được coi là cách khắc phục tốt nhất.

Nhưng với Tổng thống Putin thì dường như ông không tập trung toàn bộ vào yếu tố giá để giúp dầu mỏ của Nga chiếm ưu thế trong cạnh tranh với Mỹ, mà ông hướng vào điểm chết thực sự với đá phiến Mỹ - đó là sản lượng.

Khi Tổng thống Putin cho kích hoạt cuộc chạy đua sản lượng, thì Mỹ không chỉ chết vì giá mà còn chết vì chất lượng - hai yếu tố quan trọng nhất trong cạnh tranh. Giờ thì có lẽ Washington đã hiểu rõ tính toán của Putin, nhưng đã quá muộn.

Hiện nay, dầu đá phiến Mỹ đang điêu đứng, an ninh năng lượng của Mỹ đang bị đe dọa nghiêm trọng. Dầu đá phiến Mỹ buộc phải lựa chọn : thay đổi hay là chết, nên Mỹ không thể cứ mãi chọn làm thực thể phái sinh để hưởng lợi không công bằng.

Putin chọn vàng làm công cụ để khiến Mỹ đêu đứng với dầu mỏ

Trong khi theo ông Matt Hagerty, chuyên gia phân tích của Công ty BTU Analytics, ở một mức độ nào đó, hiện các nhà khai thác dầu đá phiến đang có hàng rào bảo vệ - đó là chính sách bảo hiểm tạo nên sự khác biệt giữa giá thị trường và giá mục tiêu.

Nhiều doanh nghiệp sản xuất xuất dầu đá phiến ở Colorado có ít nhất một phần sản lượng dầu được bảo hiểm ở mức 50 USD/thùng, nên còn thoi thóp được. Song hàng rào bảo vệ sẽ giảm tác hiệu vào năm 2021, khi đó nhiều nhà sản xuất dầu đá phiến sẽ chết hẳn.

"Nếu năm 2021 giá dầu vẫn thấp, các tác động sẽ cực kỳ nghiêm trọng. Bởi các nhà sản xuất dầu đá phiến sẽ không còn được bảo vệ nhiều như hiện nay. Khi đó sẽ có rất nhiều người thua cuộc. Dường như đường đến cửa tử đang gần hơn".

Tóm lại, có rất nhiều lý do khiến dầu đá phiến Mỹ rơi vào thảm cảnh hiện nay, nhưng theo giới phân tích, không thể phủ nhận, một trong nguyên nhân chính gây ra sự thảm khốc cho ngành dầu đá phiến Mỹ là do Washington quyết "theo lao" với Putin.

Ngọc Việt

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/75-gian-khoan-dau-da-phien-chet-cai-gia-theo-lao-putin-3413663/