8 loại thực phẩm giúp giảm trào ngược axit

Nghệ, đu đủ, rễ cam thảo, mật ong, nhân sâm... có thể giúp giảm các triệu chứng trào ngược axit.

Người bệnh mắc trào ngược axit thường được khuyên thay đổi lối sống, xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh. Đây là một trong những biện pháp giúp giảm triệu chứng bệnh. Trong đó, một số thực phẩm như baking soda, giấm, gừng, nghệ, nhân sâm... có thể ngăn tình trạng này.

Nha đam: Các sản phẩm kết hợp có chứa nước nha đam hay tinh chất nha đam có thể làm giảm triệu chứng ợ nóng, viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản. Loại thảo dược này có đặc tính chống viêm, kháng khuẩn giúp người bệnh giảm đau, chống viêm loét... Chất polysaccharides trong nha đam hỗ trợ tái tạo các niêm mạc bị phá hủy và glucomannan giúp cân bằng hệ tiêu hóa. Nha đam có thể sử dụng đa dạng làm nước ép nha đam, nấu chè.

Gừng: Gừng có thể giảm trào ngược axit. Thuộc tính nóng của gừng giúp người bệnh lưu thông máu, làm tăng túi máu của niêm mạch dạ dày, thúc đẩy quá trình kháng khuẩn, làm làm viêm nhiễm, viêm dạ dày. Bạn có thể sử dụng gừng bằng cách thái lát lỏng rồi cho vào nước ấm để uống.

Gừng có thuốc tính nóng giúp lưu thông máu. Ảnh: Freepik

Chuối chín: Chuối có tính kiềm, giàu kali có thể góp phần chống lại axit dạ dày gây kích thích.

Đu đủ: Đu đủ có tác dụng cải thiện với chứng ợ nóng. Nước ép đu đủ giàu chất xúc tác tiêu hóa, uống nước ép đu đủ sau bữa ăn có thể giúp bạn đẩy nhanh quá trình tiêu hóa thức ăn.

Nghệ và mật ong: Các sản phẩm kết hợp có chứa nghệ có thể chống lại chứng ợ nóng. Trong khi, các nghiên cứu cho thấy mật ong làm tăng chất nhầy và thúc đẩy quá trình chữa bệnh, có thể giúp điều trị chứng trào ngược và tổn thương thực quản.

Nghệ chứa curcumin giúp giảm triệu chứng ợ nóng. Ảnh: Freepik

Rễ cam thảo: Cam thảo có thể bảo vệ dạ dày tránh tổn thương bằng cách tăng chất nhầy. Tuy nhiên, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia có kinh nghiệm trước khi sử dụng loại thảo dược này vì nó có thể gây ra phản ứng phụ.

Giấm táo: Giấm táo chứa nhiều axit axetic, axit lactic, lợi khuẩn. Sử dụng giấm táo trước bữa ăn hoặc dùng cùng các chất bổ sung như probiotic, cam thảo có hiệu quả trong việc hỗ trợ giãn cơ vòng thực quản. Ngoài ra, nó cũng bổ sung axit giúp cân bằng axit trong dạ dày, hỗ trợ dạ dày và hệ tiêu hóa hoạt động tối ưu.

Nguồn Quảng Ninh: http://baoquangninh.com.vn/8-loai-thuc-pham-giup-giam-trao-nguoc-axit-3210016.html