8 quan niệm sai lầm khi uống nước chanh, nhất là số 2 phải bỏ ngay

Nước chanh là loại thức uống ngon và bổ dưỡng được nhiều người yêu thích. Vậy nhưng, uống nước chanh hàng ngày có tốt không?

Lợi ích uống nước chanh đối với sức khỏe của bạn

Tăng cường hệ thống miễn dịch: Thông tin trên Lao Động, bằng cách thêm một ít nước chanh vào thói quen ăn uống, sinh hoạt của mình; bạn có thể thấy rằng mình dễ dàng chống chọi với bệnh tật hơn nhờ đặc tính tăng cường hệ thống miễn dịch của chanh.

Alicia Galvin, chuyên gia dinh dưỡng tại Phòng thí nghiệm Sovereign cho hay, một quả chanh cung cấp khoảng 20 miligam vitamin C, tức là khoảng 20% lượng khuyến nghị hàng ngày. Vitamin C rất hữu ích cho hệ thống miễn dịch và hoạt động như một chất chống ôxy hóa.

Vitamin C có trong chanh giúp chống viêm và được sử dụng trong việc điều trị bệnh hen suyễn và các bệnh về hô hấp khác. Ngoài ra, chanh còn chứa nhiều chất kali giúp kích thích trí não phát triển và cân bằng huyết áp.

Giảm nguy cơ bị sỏi thận: Theo nghiên cứu năm 2012 được công bố trên Tạp chí European Urology, ước tính có khoảng 8,8% người trưởng thành sẽ bị sỏi thận trong đời.

Theo Galvin, nếu bạn mắc một số loại sỏi thận, nước chanh rất hiệu quả trong việc ngăn ngừa và điều trị sỏi thận vì nó có chứa axit citric, điều đó ngăn ngừa sự hình thành sỏi bằng cách phá vỡ nó. Trong trường hợp bị sỏi thận, bạn có thể uống nước chanh 3 - 4 lần một ngày để đạt được kết quả tốt hơn.

Có thể cải thiện hệ tiêu hóa: Nước chanh không chỉ giúp giải nhiệt và thanh lọc cơ thể mà thành phần có trong nước chanh còn giống như nước bọt và axit có trong hệ tiêu hóa giúp gan sản xuất ra axit cần thiết cho hệ tiêu hóa của bạn.

Giải độc gan: Nước chanh còn đóng vai trò là chất giải độc gan, làm sạch gan và tăng cường hoạt động của gan thông qua tăng quá trình sản xuất ra một axit mật, một loại axit cần thiết cho sự tiêu hóa. Ngoài ra, người bị sốt có thể uống một cốc nước chanh để cung cấp kali và năng lượng, giảm căng thẳng và giúp ngủ ngon.

Uống nước chanh đúng cách tốt cho sức khỏe. Ảnh minh họa.

Uống nước chanh đúng cách tốt cho sức khỏe. Ảnh minh họa.

Những sai lầm khi uống nước chanh, không phải ai cũng biết

Uống nhiều nước chanh: Theo Tri Thức & Cuộc sống, nước chanh dù tốt cho sức khỏe nhưng bạn không nên uống quá nhiều nước chanh nếu không muốn đối mặt với chứng ợ nóng. Bên cạnh đó, khi pha nước chanh nhất định phải pha loãng, một lát chanh nguyên vỏ có thể pha với 3-4 cốc nước.

Pha nước chanh với nước quá lạnh hoặc quá nóng: Nước lạnh pha với chanh khi uống có thể gây sốc cho cơ thể. Ngược lại, nếu pha với nước nóng có thể làm cho các enzym có lợi trong chanh bị phá vỡ, không đem lại hiệu quả khi uống. Bạn chỉ nên pha chanh với nước ấm vừa đủ, bằng với thân nhiệt của cơ thể mới có tác dụng giảm mỡ, không ảnh hưởng đến dạ dày.

Bị đau dạ dày vẫn uống nước chanh: Uống nước chanh quá nhiều có thể làm nghiêm trọng thêm các triệu chứng như hội chứng trào ngược. Bởi chanh là một trong những trái cây có nhiều tính acid nhất. Nếu người thường bị trào ngược, ợ chua thì khi uống nhiều nước chanh bạn sẽ làm cho những triệu chứng này nặng hơn.

Vắt chanh lấy nước bỏ vỏ: Có một lỗi phổ biến mà hầu hết mọi người đều mắc phải khi thưởng thức nước chanh là vứt vỏ chanh bởi đó là một cách pha chế sai lầm. Bởi vì vỏ chanh là một trong những phần bổ dưỡng nhất của toàn bộ loại quả này. Thay vì bỏ vỏ chanh, hãy thái lát chanh hoặc dùng máy sinh tố để nghiền quả chanh để cả vỏ khi pha chế.

Uống nước chanh để giảm cân: Uống một cốc nước chanh vào buổi sáng là phương pháp giảm cân được ưa chuộng. Nhưng phương pháp này sẽ là thảm họa cho dạ dày nếu bạn uống nước chanh lạnh, hoặc uống khi đói. Nếu muốn dùng nước chanh để giảm cân, bạn cần pha chanh với nước ấm, thêm vài giọt mật ong nếu dạ dày bạn nhạy cảm.

Uống nước chanh giải rượu: Hầu hết mọi người đều lầm tưởng uống nước chanh hoặc đồ uống chua có thể giúp giải rượu nhanh hơn mà không biết loại đồ uống này có thể gây tổn thương dạ dày. Thêm nữa, các “ma men” thường rất dễ ngủ trong lúc say, nếu cho uống nước chanh gây nôn trong lúc ngủ có thể khiến dịch nôn, thức ăn chui vào phổi gây sặc, ngạt thở và có thể tử vong nếu không được sơ, cấp cứu kịp thời. Do vậy, thay vì uống nước chanh thì nên cho người say uống các đồ uống có đường, mật ong, muối, nước canh, sữa...

Đang đói bụng uống nước chanh giải khát: Uống nước chanh khi đói sẽ ảnh hưởng không tốt đến dạ dày như khiến dạ dày bạn bị ăn mòn bởi axit, gây ra viêm, loét, thậm chí xuất huyết bao tử. Vì thế, mọi người chỉ nên uống nước chanh sau khi đã ăn no khoảng 30 phút.

Đang mệt mỏi uống nước chanh: Đối với người cảm thấy lạnh hay mệt mỏi không nên uống nước chanh vì càng bị lạnh thêm, mệt mỏi hơn, dễ bị cảm hàn hơn hoặc có thể cứng các khớp ngón tay, đau dây thần kinh. Bởi chanh có tính hàn.

Uống nước chanh thường xuyên có tốt không?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng khi uống nước chanh nên pha loãng với nước ấm nhưng không quá 1,5 lít nước chanh mỗi ngày và uống rải rác trong ngày, xen kẽ với nước lọc và các loại đồ uống lành mạnh khác.

Nên uống nước chanh vào giữa các bữa ăn là tốt nhất, nhưng không nhất thiết phải thêm nhiều chanh vào mỗi cốc nước bạn uống. Chanh có tính axit cao, vì vậy nếu bạn uống quá nhiều, nó có thể có một số tác dụng phụ tiêu cực. Ví dụ, axit citric trong chanh có thể ăn mòn men răng và làm hỏng răng của bạn theo cảnh báo của Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ (ADA). Hãy uống nước chanh qua ống hút để nước chanh tiếp xúc với răng của bạn ít hơn. Nếu bạn bị lở miệng, ADA khuyên bạn nên tránh hoàn toàn nước chanh, vì axit có thể gây kích ứng.

Những người hệ tiêu hóa nhạy cảm cần lưu ý không uống nước chanh hàng ngày, nhất là lúc bụng đói. Lý do rất đơn giản là loại quả này có tính axit cực cao có thể gây kích ứng thành dạ dày và có thể gây ra chứng ợ chua.

Trúc Chi (t/h)

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/8-quan-niem-sai-lam-khi-uong-nuoc-chanh-nhat-la-so-2-phai-bo-ngay-a611228.html