8 sự thật về cà chua có thể bạn chưa biết

Cùng tìm hiểu những sự thật thú vị về cà chua bạn nhé!

1. Cà chua là một loại rau hay một loại trái cây?

Vào bữa ăn hàng ngày, chúng ta thường ăn cà chua như một loại rau. Và cà chua thực sự là một loại rau. Tuy nhiên, bạn có thể ăn cà chua như một loại trái cây. Cà chua nhỏ (hay còn gọi là cà chua bi) có vị chua và ngọt như trái cây.

2. Cà chua màu đỏ và màu vàng có giá trị dinh dưỡng thế nào?

Cà chua đỏ và cà chua vàng là hai loại cà chua phổ biến nhất trên thị trường. Cà chua đỏ chứa nhiều lycopene còn cà chua vàng giàu β-carotene. Cả hai chất này đều có tác dụng chống oxy hóa, nhưng β-carotene cũng có thể chuyển hóa thành vitamin A rất tốt cho mắt.

3. Cà chua to và nhỏ, loại nào bổ dưỡng hơn?

Cà chua nhỏ chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn cà chua to. Hàm lượng vitamin C có trong cà chua nhỏ là 33 mg/100 g, gấp 2,4 lần so với cà chua to. Cà chua nhỏ chứa vitamin C nhiều hơn táo, đào, lê, mơ và nho, anh đào, tương đương với cam.

Ngoài ra, hàm lượng lycopene của cà chua nhỏ cũng cao hơn cà chua to. Một nghiên cứu đã thử nghiệm 9 giống cà chua to và cà chua nhỏ. Họ nhận thấy hàm lượng lycopene của cà chua nhỏ cao hơn trung bình 76,30% so với cà chua to.

Cà chua nhỏ có lượng đường cao hơn, ngọt hơn, ít chua hơn cà chua to. Nhưng một số người lo ngại đó là loại biến đổi gen nên không dám ăn. Cà chua nhỏ chỉ là một trong những giống cà chua.

4. Có phải cà chua không ngon là vì nó trái vụ không?

Cà chua trồng trái vụ có thể có ít chất thơm hơn do được trồng ở nhiệt độ thấp và có ánh sáng yếu. Hơn nữa, các giống cà chua hiện nay được lựa chọn dựa trên năng suất cao, hình thức đẹp và dùng lâu dài, và những mục tiêu này thường đi ngược lại với hương vị của cà chua.

5. Nên ăn sống hay nấu chín cà chua?

Ăn sống có thể giữ lại nhiều vitamin C hơn cũng như giải phóng lycopene. Theo một số người, xào cà chua sẽ hấp thụ lycopene tốt hơn, nhưng điều đó là không cần thiết. Vì vậy, bạn có thể ăn sống hoặc nấu chín cà chua tùy thích.

Tuy nhiên, oxy, nhiệt, ánh sáng và ion sắt đều sẽ thúc đẩy quá trình phân hủy oxy hóa lycopen. Do đó, khi nấu súp, bạn hãy cho một ít cà chua vào để súp có màu đỏ và dùng nồi sắt nấu cà chua để giữ lại nhiều lycopene hơn.

6. Cà chua hợp với những thực phẩm nào?

Cà chua rất giàu axit hữu cơ có thể ức chế phản ứng hóa nâu. Vì thế cà chua có thể nấu cùng củ sen, cà tím, khoai mỡ, khoai tây. Ngoài ra, cà chua rất hợp với cá tra, cá rô phi, trứng và tôm.

7. Thực phẩm nào không hợp với cà chua?

Các loại rau lá xanh chứa chất diệp lục sẽ tạo ra pheophytin. Vì vậy để giữ được mà xanh của rau tốt nhất bạn không nên xào chung rau lá xanh với cà chua.

8. Nên bảo quản cà chua ở nhiệt độ phòng hay trong tủ lạnh?

Theo các nghiên cứu, nhiệt độ lạnh hay nhiệt độ cao đều làm giảm hàm lượng lycopene có trong quả cà chua. Do đó, vào mùa đông, xuân hay thu bạn có thể để cà chua ở nhiệt độ phòng (khoảng 20 độ C). Vào mùa hè, hãy cho cà chua vào tủ lạnh (khoảng 5-7 độ C là thích hợp nhất).

Ngọc Huyền - Theo sohu

Nguồn Em Đẹp: https://emdep.vn/meo-hay/8-su-that-ve-ca-chua-co-the-ban-chua-biet-20210908104007613.htm