9h sáng nay: Trực tuyến Kinh nghiệm dạy con của GS nổi tiếng

(GDVN) - Rất dễ để nghĩ rằng khi xã hội càng phát triển thì đạo đức trong ngành giáo dục càng trở nên suy thoái? Vậy, đâu là cốt lõi của vấn đề?

Bạn có quan tâm đến chuyện dạy con? Ngay từ bây giờ, hãy VÀO ĐÂY đặt câu hỏi cho các chuyên gia.

Thời gian gần đây bỗng thành "cao trào" với những vấn đề nóng về đạo đức trong lĩnh vực giáo dục khi tình cờ xảy ra nhiều sự việc.

Câu chuyện về hoàn cảnh éo le của cậu học trò nghèo trường Ams Nguyễn Trung Hiếu cùng bài văn cảm động về "đồng tiền" của em đã khiến cả xã hội phải quan tâm. Nhiều phản hồi của độc giả gửi về tòa soạn tâm sự: Em đã dạy chúng tôi - những người lớn cách sử dụng đồng tiền.

Rất nhiều, rất rất nhiều độc giả gửi lời cám ơn đến người mẹ đã sinh thành ra em, dạy dỗ em, để em trở thành một người con có những cử chỉ, hành động đẹp; cảm ơn người giáo viên đã "buộc" học sinh của mình phải trở thành những công dân tốt, có ích cho xã hội.

BẤM VÀO ĐÂY ĐẶT CÂU HỎI

Câu chuyện của em đã khiến TS. Nguyễn Sĩ Dũng trăn trở : Làm thế nào để tái phân phối giàu có trong xã hội? Còn TS Nguyễn Văn Huy , nguyên giám đốc Bảo tàng dân tộc học, Ủy viên hội đồng Di sản quốc gia thì phân vân bởi Bài văn gây sốc về đồng tiền là một phép thử xã hội...

Thế nhưng, bên cạnh những bông hoa đẹp ấy, ngành giáo dục vẫn còn nhức nhối với câu chuyện như Nữ sinh dùng dao lam rạch áo, đánh bạn chỉ vì cái “nhìn đểu" , hay như cô giáo tát học sinh, phụ huynh tát cô giáo ...

Rất dễ để nghĩ rằng khi xã hội càng phát triển thì đạo đức trong ngành giáo dục càng trở nên suy thoái? Vậy, đâu là cốt lõi của vấn đề? Do cách giáo dục từ nền móng gia đình? do sự giáo dục của nhà trường, xã hội? Hay do sự bột phát từ tính cách bản thân mỗi người?

Liệu có phải chúng ta đang dạy trẻ làm thế nào phấn đấu học giỏi nhất lớp, làm thế nào để được khẳng định bản thân mà quên mất rằng cần phải dạy trẻ tình yêu thương, sự quan tâm, giúp đỡ những người xung quanh?

Tất cả những khúc mắc đó sẽ được đưa ra mổ xẻ, bàn luận và tìm giải pháp khắc phục trong buổi giao lưu trực tuyến với chủ đề: "Kinh nghiệm dạy con của các GS - TS nổi tiếng" diễn ra vào 9h sáng thứ 5 (17/11). Cuộc giao lưu cũng như một lời tri ân gửi đến các bậc phụ huynh, các thầy cô giáo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11) - những người lái đò chở tuổi thơ của các em qua sông.

Ngay từ bây giờ, bạn đọc hãy gửi những câu hỏi, chia sẻ cảm xúc của mình với các vị khách mời vào email: toasoan@giaoduc.net.vn hoặc BẤM VÀO ĐÂY ĐẶT CÂU HỎI

- GS Hồ Ngọc Đại

- GS Nguyễn Lân Dũng

- PGS.TS Trần Lưu Vân Hiền, Phó Hiệu trưởng Trường Trung cấp y dược Lê Hữu Trác, mẹ GS Ngô Bảo Châu

- Nhà thơ Vũ Quần Phương

---

Trong tất cả các nhà giáo dục Việt Nam đương thời, những người đang tìm tòi tiến hành một cuộc cải cách giáo dục thực sự, chỉ có một người đủ sức LÀM được những điều thể hiện sức HIỂU và sức CẢM NHẬN trẻ em, đó là Hồ Ngọc Đại.

GS Hồ Ngọc Đại - người hiểu trẻ em và cảm nhận trẻ em

"Điều đầu tiên người lớn cần hiểu biết về trẻ em, ấy là nhìn thấy ở các em không phải là những người lớn thu nhỏ mà là nhìn thấy ở từng em một thực thể phát triển" - Đó là điều GS Hồ Ngọc Đại chiêm nghiệm.

Là thành viên trong một gia đình có truyền thống học hành, đỗ đạt, GS Nguyễn Lân Dũng, nhà vi sinh vật học cho rằng: "Theo tôi chỉ nên dạy cho trẻ những kiến thức cơ bản để làm nền tảng. Những kiến thức chi tiết sau này chúng sẽ tự tìm hiểu dần. Chúng ta đào tạo những bộ óc chứ không đào tạo những bộ sách"

Chịu khó đi đón con tan nhà trẻ và trò chuyện cùng con trên đường về là một trong những cách dạy con khá hiệu quả được Giáo sư Nguyễn Lân Dũng chia sẻ.

Được biết, hiện con trai GS là người khá nổi tiếng trong lĩnh vực y học tim mạch. Còn người con gái thì đang tu nghiệp tại Mỹ.

Bản thân GS Lân Dũng cũng từng được hưởng sự giáo dục đặc biệt của cố NGND Nguyễn Lân. "Bố tôi không bao giờ đánh chúng tôi một cái tát bao giờ. Đánh mắng không giải quyết được vấn đề mà phải làm cho con cái nhận ra điều sai sót và có quyết tâm sửa chữa. Trong mọi trường hợp, bố tôi chỉ động viên và làm gương cứ không can thiệp nhiều" - GS Lân Dũng kể.

GS Nguyễn Lân Dũng - người cha luôn là người thầy lớn

Nhắc đến người mẹ của mình - PGS.TS. Trần Lưu Vân Hiền (hiện là Phó Hiệu trưởng Trường Trung cấp y dược Lê Hữu Trác), GS Ngô Bảo Châu cho biết, đối với anh, mẹ luôn là điểm tựa tinh thần ấm áp nhất và là người bạn của tuổi thơ cặm cụi học hành.

Mẹ là người đưa tôi đến với khoa học

Nhà thơ Vũ Quần Phương - tác giả của những vần thơ chan chứa yêu thương được đưa vào SGK như: Ngưỡng cửa (Ngữ văn 1, tập 2), Nói với em (SGK Tiếng Việt 2 – Tập 1); Những cái chân (SGK Tiếng Việt 2 – tập 2)… cho rằng “Bố mẹ phải phát hiện được năng khiếu của trẻ chứ không nên “dạy tay mắm miệng" hay bắt trẻ phải đạt được điều này điều khác”. Đó cũng là những tâm niệm của ông về việc dạy học và định hướng cho trẻ…

Khởi nghiệp là một bác sĩ rồi chuyển hẳn sang làm… thi sĩ, vốn văn chương ban đầu của nhà thơ Vũ Quần Phương chính là những cuốn sách “rơi vãi” đâu đó trong nhà. Chính bởi thế, với ông, sách vô cùng quan trọng. Và ông khuyên các bậc phụ huynh cũng nên tạo cho trẻ thói quen đọc sách.

Nhà thơ Vũ Quần Phương và con trai Vũ Hà Văn

Nhà thơ Vũ Quần Phương còn được biết đến với tư cách là người cha của nhà toán học tầm cỡ - GS Vũ Hà Văn. Năm 2011, tròn 41 tuổi, giáo sư Vũ Hà Văn đã công bố 80 công trình trên các tạp chí toán học hàng đầu thế giới. Cũng như giáo sư Ngô Bảo Châu, anh vẫn đang giữ quốc tịch Việt Nam và được Nhà nước công nhận là giáo sư kiêm chức của Viện Toán học Hà Nội.

BẤM VÀO ĐÂY ĐẶT CÂU HỎI

Nguồn Giáo Dục VN: http://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/9h-sang-nay-truc-tuyen-kinh-nghiem-day-con-cua-gs-noi-tieng/74105.gd