Agribank thu hồi 60.000 tỷ đồng nợ xấu

Sau 1 năm triển khai Nghị quyết 42, Agribank đã thu hồi và xử lý nợ xấu là 60.105 tỷ đồng, chiếm 36,32% tổng số nợ còn phải xử lý, thu hồi...

Agribank thu hồi 60.000 tỷ đồng nợ xấu

Sau 1 năm thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14 của Quốc hội (Nghị quyết 42) về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (TCTD), tỷ lệ nợ xấu của toàn ngành ngân hàng đã giảm xuống còn khoảng 2%.

Trong đó, nợ xấu xử lý qua VAMC (Công ty quản lý tài sản) đến 30/6/2018 đạt 310.517 tỷ đồng theo dư nợ gốc nội bảng, ước tính đạt trên 40% tổng nợ xấu được xử lý. VAMC đã phối hợp với các TCTD thu hồi được gần 100 nghìn tỷ đồng.

Tính đến 15/08/2018, Agribank đã thu hồi và xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42 là 60.105 tỷ đồng, chiếm 36,32% tổng số nợ còn phải xử lý, thu hồi.

Riêng năm 2017, nhờ có sự ra đời của Nghị quyết số 42, VAMC đã thu được 30.852 tỷ đồng (gần bằng 2/3 tổng giá trị thu hồi nợ của cả 4 năm trước đó).

Riêng đối với kết quả xử lý nợ xấu (XLNX) theo Nghị quyết 42, đại diện Thanh tra giám sát ngân hàng thông tin, tính đến hết 30/6/2018, hệ thống TCTD đã xử lý được 138,29 nghìn tỷ đồng nợ xấu xác định theo Nghị quyết 42 (không bao gồm 61,04 nghìn tỷ đồng dự phòng rủi ro để XLNX nội bảng).

Trong đó, XLNX nội bảng là 70,23 nghìn tỷ đồng (chiếm 50,78%), xử lý các khoản nợ đang hạch toán ngoại bảng cân đối kế toán xác định theo Nghị quyết 42 là 21,59 nghìn tỷ đồng (chiếm 15,61%) và xử lý các khoản nợ xấu xác định theo Nghị quyết 42 đã bán cho VAMC được thanh toán bằng trái phiếu đặc biệt là 46,46 nghìn tỷ đồng (chiếm 33,59%).

Tính riêng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank), đến 15/08/2018, Agribank đã thu hồi và xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42 là 60.105 tỷ đồng, chiếm 36,32% tổng số nợ còn phải xử lý, thu hồi.

Trong đó, thu từ nợ đã bán cho VAMC 5.515 tỷ đồng chiếm 13,8% nợ đã bán (39.907 tỷ đồng); thu nợ đã xử lý rủi ro (XLRR) 6.921tỷ đồng, chiếm 14,8% nợ đã XLRR (46.698 tỷ đồng); thu và xử lý nợ xấu nội bảng 34.402 tỷ đồng; thu và xử lý nợ cơ cấu giữ nguyên nhóm nợ theo quyết định 780, Thông tư 09, Nghị định 55 là 15.093 tỷ đồng, . . ..

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Kim Anh cho biết, mặc dù thời gian triển khai Nghị quyết 42 và Quyết định số 1058/QĐ-TTg chưa dài, nhưng có thể khẳng định với sự lãnh đạo trực tiếp, sát sao của Chính phủ, sự phối hợp của các bộ, ngành và địa phương, sự chỉ đạo toàn diện và quyết liệt của NHNN thể hiện định hướng chính sách đúng đắn của Quốc hội và Chính phủ, tạo niềm tin đối với hệ thống các TCTD nói riêng và của cả xã hội nói chung.

Một số vướng mắc còn tồn tại

Chủ tịch Agribank - Trịnh Ngọc Khánh nhấn mạnh: "Nghị quyết 42 là cơ hội, đồng thời cũng là thách thức, là điều kiện cần, nhưng để thu hồi nợ có hiệu quả, phải có điều kiện đủ đó là triển khai quyết liệt, đồng bộ, có hiệu quả nội dung Nghị quyết này của Quốc hội, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đến toàn hệ thống và toàn thể cán bộ, nhân viên Agribank."

Agribank xác định tiếp tục triển khai quyết liệt các giải pháp xử lý, thu hồi nợ, linh hoạt như: Miễn, giảm lãi, phí; thu giữ, xử lý tài sản đảm bảo

Trong đó, Nghị quyết 42 vẫn còn tồn tại một sô vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện như, quyền thu giữ tài sản đảm bảo, quá trình tố tụng thi hành án, thực hiện thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản đảm bảo (TSĐB)

Ví dụ như, nhiều trường hợp, gia đình chỉ có duy nhất một căn nhà đem thế chấp ngân hàng để lấy vốn làm ăn nhưng không may việc kinh doanh bị thua lỗ. Khi khách hàng thua lỗ, theo pháp luật căn nhà bị ngân hàng siết nợ. Lúc này, nếu quyết liệt thu giữ tài sản, ngân hàng sẽ bị lên án vì đẩy người dân vào cảnh không có nơi ở. Do vậy, rất khó để giải quyết những trường hợp này một cách hợp tình hợp lý.

Điểm đặc biệt trong Nghị quyết 42 là tái lập quyền thu giữ TSBĐ của bên nhận TSBĐ. Mặc dù vậy, khi khách hàng không hợp tác thì các TCTD vẫn phải khởi kiện khách hàng ra TAND có thẩm quyền để được quyền xử lý TSBĐ thông qua thi hành án.

Như vậy, TCTD chỉ thực hiện thu giữ TSBĐ thành công đối với một số trường hợp nhất định như: Khách hàng đã bỏ trốn khỏi địa phương mà TSBĐ không có tranh chấp; TSBĐ là đất trống… Điều này vô hình chung cũng hạn chế việc xử lý TSBĐ của TCTD. Bên cạnh đó, việc chưa có hướng dẫn chi tiết, cụ thể về việc nộp thuế khi xử lý TSBĐ cũng là một vướng mắc cần sớm được giải quyết.

Video: Hàng trăm tài khoản Agribank bỗng dưng mất tiền

Theo Kế hoạch xử lý nợ xấu giai đoạn 2017-2022, Agribank xác định tiếp tục triển khai quyết liệt các giải pháp xử lý, thu hồi nợ, linh hoạt như: Miễn, giảm lãi, phí; thu giữ, xử lý TSBĐ; sử dụng dịch vụ xử lý nợ của AMC; bán khoản nợ đã bán cho VAMC theo giá trị trường… Việc phát mại TSBĐ được Agribank quán triệt phải thực hiện theo nguyên tắc công khai, minh bạch, đúng pháp luật.

Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng cho rằng, công tác xử lý nợ xấu là việc làm thường xuyên, liên tục của hệ thống ngành ngân hàng, đặc biệt là các TCTD. Nghị quyết 42 ra đời cùng với sự nhất quán trong chỉ đạo, điều hành của Chính phủ cùng với NHNN và các Bộ, ngành, địa phương đã tạo ra cơ chế, môi trường thuận lợi để xử lý nợ xấu và tái cơ cấu các TCTD.

Việt Vũ

Nguồn VTC: https://vtc.vn/agribank-thu-hoi-60000-ty-dong-no-xau-d427523.html