Ai bảo đảm quyền lợi của người lao động

Phạm Trung Tín (tinpham_hr90@gmail.com) hỏi: Mới đây, chúng tôi cùng toàn bộ máy móc nhà xưởng đã được công ty chuyển giao cho chủ mới. Dù đã làm việc cho công ty mới nhưng công ty cũ của chúng tôi không đoái hoài đến việc giải quyết quyền lợi của người lao động (NLĐ). Xin hỏi, khi doanh nghiệp (DN) chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc tài sản thì quyền lợi của NLĐ giải quyết thế nào?.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Ông Trần Văn Triều, Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật LĐLĐ TP HCM, trả lời: Khi chuyển quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản của DN, người sử dụng lao động (NSDLĐ) trước đó có trách nhiệm xây dựng phương án sử dụng lao động theo quy định tại điều 46 của Bộ Luật Lao động (BLLĐ). Trường hợp NLĐ phải chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) theo phương án sử dụng lao động nói trên thì NSDLĐ có trách nhiệm trả trợ cấp mất việc làm cho NLĐ. Nếu NLĐ tiếp tục được sử dụng, được đưa đi đào tạo lại để tiếp tục sử dụng hay được chuyển sang làm việc không trọn thời gian tại DN mới sau khi chuyển quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản theo phương án sử dụng lao động thì khi chấm dứt HĐLĐ, NSDLĐ kế tiếp có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho NLĐ bao gồm thời gian NLĐ làm việc thực tế cho mình và thời gian NLĐ làm việc thực tế tại DN cũ, kể cả thời gian làm việc tại khu vực nhà nước trước khi được DN cũ tuyển dụng trước ngày 1-1-1995.

Nguồn NLĐ: http://nld.com.vn/cong-doan/ai-bao-dam-quyen-loi-cua-nguoi-lao-dong-20190123212552578.htm