Ai cũng từng kêu ca dạ dày, đường ruột có vấn đề và đây là nguyên nhân 'giấu mặt'

Rối loạn chức năng dạ dày, đường ruột cũng là loại bệnh khá phổ biến trong cuộc sống hiện đại. Vậy đâu là triệu chứng điển hình để phán đoán bệnh và có biện pháp điều trị hiệu quả?

Nguyên nhân gây rối loạn chức năng dạ dày, đường ruột

Yếu tố tinh thần (70%)

Các chuyên gia sức khỏe cho biết: Yếu tố tinh thần chính là tác nhân trọng yếu dẫn đến rối loạn chức năng dạ dày, đường ruột và thậm chí còn có thể khiến bệnh kéo dài, nghiêm trọng hơn nếu không sớm khắc phục.

Cuộc sống hiện đại với nhiều áp lực thường khiến con người mệt mỏi quá độ, căng thẳng thần kinh v.v… Tình trạng này kéo dài sẽ làm quấy nhiễu hoạt động bình thường của hệ thần kinh não bộ, đồng thời kéo theo đó chính là gây trở ngại cho chức năng của dạ dày và đường ruột.

Ăn uống thiếu khoa học (20%)

Thói quen ăn uống không đúng giờ, ăn quá nhiều thực phẩm gây hại không những gây khó khăn cho hệ tiêu hóa và hấp thu mà còn làm tăng nguy cơ rối loạn chức năng dạ dày và đường ruột. Ngoài ra, nhiều người lại vì giữ dáng mà kiêng ăn không hợp lý dẫn đến hoạt động sinh lý bình thường bị xáo trộn cũng gây bất lợi cho cơ quan tiêu hóa.

Sử dụng thuốc bừa bãi (10%)

Sử dụng thuốc bừa bãi (10%)

Không ít người một khi có triệu chứng khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng, nôn ói v.v… đều tự ý mua thuốc về uống. Tình trạng này có thể tạm thời phát huy tác dụng giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn vì những triệu chứng thuyên giảm nhưng khả năng không trị tận gốc là rất cao.

Không những vậy, thường xuyên sử dụng thuốc mà không theo chỉ định của bác sĩ chuyên môn còn gây các loại kích thích lên các cơ quan trong cơ thể, trong đó có cả hệ tiêu hóa, làm tăng nguy cơ bị rối loạn chức năng dạ dày và đường ruột.

Những triệu chứng điển hình khi bị rối loạn chức năng dạ dày, đường ruột

Co thắt thực quản

Khi mắc bệnh rối loạn chức năng dạ dày và đường ruột, bệnh nhân thường xuất hiện tình trạng co thắt ở đoạn dưới đường thực quản do bị kích thích. Biểu hiện cụ thể hơn chính là bị đau ở sau đầu một cách đột ngột kèm theo hiện tượng nuốt gặp khó khăn. Đặc biệt khi bạn ăn uống những thực phẩm quá lạnh hay quá nóng thì triệu chứng này càng rõ rệt.

Co thắt thực quản thường diễn ra ở thời gian ngắn, chỉ duy trì khoảng 10 phút và có thể dần dần biến mất sau khi bạn uống nước ấm. Tuy nhiên, những cơn đau do co thắt có thể lan đến phần cánh tay, lưng, vai v.v… Thậm chí có trường hợp còn có biểu hiện tốc độ nhịp tim trở nên chậm lại.

Ợ hơi và nôn ói mang tính thần kinh

Người bị rối loạn chức năng dạ dày, đường ruột còn thường xuyên bị ợ hơi lặp lại nhiều lần, đồng thời kèm theo cảm giác căng tức khó chịu ở bụng. Bên cạnh đó, do tác động của yếu tố tinh thần nên cũng sẽ dễ có triệu chứng buồn nôn, nôn ói mãn tính, nhất là dễ xảy ra trong thời gian 2 tiếng sau khi ăn no.

Cảm giác vướng họng

Người bệnh luôn có cảm giác giống như có vật gì đó chèn ép và vướng víu ngay giữa cổ họng. Triệu chứng này đa số là do chức năng cơ thắt ở thực quản trên bị mất cân bằng và xảy ra nhiều ở phụ nữ mãn kinh.

Chăm sóc và điều trị rối loạn chức năng dạ dày, đường ruột như thế nào cho hiệu quả?

Điều trị tâm lý

Tích cực trị liệu về mặt tinh thần luôn có hiệu quả với khoảng 70% số người bệnh. Bởi vì tâm lý thường là tác nhân chủ yếu gây ra rối loạn ở cơ quan tiêu hóa, cộng với việc nếu bệnh nhân không đủ hiểu biết về bệnh sẽ càng sinh ra lo âu, khiến bệnh tình nặng hơn.

Chính vì vậy, các bác sĩ thường sẽ kiểm tra và nói rõ nguyên nhân cũng như tình trạng bệnh lý để ổn định tinh thần cho người bệnh. Bên cạnh đó, bản thân người bị rối loạn chức năng dạ dày, đường ruột cũng phải tích cực cải thiện đời sống tâm lý của mình, có biện pháp giải tỏa căng thẳng, tạo ra niềm vui, sự lạc quan yêu đời để cải thiện vấn đề sức khỏe.

Cải thiện chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và sinh hoạt hợp lý

Mọi khía cạnh sinh hoạt hằng ngày đều ảnh hưởng đến chức năng của hệ tiêu hóa. Bạn cần tạo một thời khóa biểu sinh hoạt khoa học và hợp lý, bao gồm ăn uống đúng giờ, thực phẩm đa dạng hóa và lành mạnh, đảm bảo chất lượng giấc ngủ, kèm theo đó là thói quen vận động thể chất để tăng cường sức đề kháng cũng như hồi phục chức năng các cơ quan trong cơ thể.

Điều trị bằng thuốc

Nếu bạn không thể phán đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh và mọi biện pháp cải thiện tại nhà không hiệu quả thì nên sớm đến bệnh viện để kiểm tra. Ngoài lời khuyên để bạn thay đổi một số thói quen không tốt thì bác sĩ có thể chỉ định cho dùng thuốc kết hợp.

Vấn đề quan trọng là người bệnh cần tuân thủ theo liệu trình điều trị của bác sĩ, không tự ý mua thuốc hoặc ngưng thuốc khi chưa hoàn toàn khỏi bệnh.

Thiên Khuê

Nguồn: Familydoctor, Sohu

Tags : Từ khóa

Nguồn Em Đẹp: http://emdep.vn/song-khoe/ai-cung-tung-keu-ca-da-day-duong-ruot-co-van-de-va-day-la-nguyen-nhan-giau-mat-20191102094603543.htm