Ai là trạng nguyên cuối cùng?

Thi đỗ năm 1736, ông là trạng nguyên cuối cùng trong lịch sử khoa bảng Việt Nam.

Câu 1. Ai là trạng nguyên đầu tiên?

Lê Văn Thịnh
Nguyễn Quán Quang
Lê Văn Hưu
Lê Nại

Theo sách “Lịch triều hiến chương loại chí”, dù khoa cử nước ta bắt đầu từ năm 1075, phải tới năm 1247, nhà Trần mới định ra danh hiệu Tam khôi (trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa). Trạng nguyên đầu tiên được sử sách ghi nhận là Nguyễn Quán Quang.

Câu 2. Ai là trạng nguyên trẻ nhất trong lịch sử khoa bảng nước nhà?

Nguyễn Bỉnh Khiêm
Nguyễn Hiền
Lê Văn Thịnh
Kiệt

Theo sách “Giai thoại lịch sử Việt Nam”, đỗ trạng nguyên trong kỳ thi Đình năm 1247 khi mới 13 tuổi, Nguyễn Hiền là trạng nguyên trẻ nhất trong lịch sử khoa bảng Việt Nam.

Câu 3. Ai là thủ khoa đầu tiên?

Lê Phụng Hiểu
Lê Nại
Lê Ê
Lê Văn Thịnh

Theo sách “Lịch triều hiến chương loại chí”, đỗ đầu trong kỳ thi Nho học đầu tiên của nước Việt năm 1075, Lê Văn Thịnh là bậc khai khoa đầu tiên trong lịch sử khoa bảng nước nhà.

Câu 4. Ai là trạng nguyên cuối cùng?

Nguyễn Trật
Nguyễn Bỉnh Khiêm
Lê Quý Đôn
Trịnh Huệ

Theo sách “Kể chuyện trạng Việt Nam”, Trịnh Huệ (Trịnh Tuệ) là trạng nguyên cuối cùng trong lịch sử khoa bảng Việt Nam. Ông đỗ trạng năm 1736, dưới thời nhà Hậu Lê. Sau kỳ thi này, các triều đại phong kiến Việt Nam không lấy trạng nguyên nữa.

Câu 5. Vị trạng nguyên cuối cùng quê ở đâu?

Bắc Ninh
Bắc Giang
Nghệ An
Thanh Hóa

Trịnh Huệ (sau đổi thành Trịnh Tuệ vì tên trùng với vợ Trịnh Sâm là Tuyên phi Trịnh Đặng Thị Huệ) xuất thân là dòng dõi chúa, song gia cảnh rất nghèo ở Thanh Hóa. Theo sách "Kể chuyện trạng Việt Nam", từ nhỏ, Trịnh Huệ là người thông minh, mẫn tiệp, đọc một lần sách là thuộc ngay. Năm Quý Mão (1723), ông thi đỗ Hương cống. 35 tuổi, ông thi Đình và đỗ trạng nguyên.

Câu 6. Chức quan cao nhất của trạng nguyên Trịnh Huệ?

Thượng thư
Tham tụng
Bồi tụng
Án sát

Sau khi thi đỗ trạng nguyên, lúc đầu, ông làm quan Sơn Nam thừa Chánh sứ rồi đến Thượng thư Bộ Hình, vài năm sau lại được thăng Tham tụng - chức quan ngang tể tướng trong triều. Một thời gian, ông giữ chức Tể tửu (hiệu trưởng) của trường Quốc Tử Giám.

Câu 7. Những năm tháng cuối đời, Trịnh Huệ làm nghề gì?

Thầy thuốc
Thầy giáo
Xuất gia đi tu
Cả 3 đáp án trên

Sau này, khi từ giã quan trường, ông ẩn cư tại chân núi Voi, mở lớp dạy học cho người dân trong vùng. Ông còn thuê người xây dựng căn nhà nhỏ để hàng ngày người dân tới học chữ. Ông không phân biệt giàu nghèo, già trẻ, gái trai, ai có tinh thần học tập là dạy miễn phí.

Nhà Lê dựng bia Văn Miếu Để ghi danh những người đỗ đại khoa, vua nhà Hậu Lê cho dựng bia tiến sĩ ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Nguyễn Thanh Điệp

Nguồn Znews: https://news.zing.vn/ai-la-trang-nguyen-cuoi-cung-post1019026.html